Mỗi cơ quan sẽ có các trang thiết bị phục vụ cho công việc khác nhau, mỗi cơ quan sẽ quản lý thiết bị riêng, tùy vào các trường hợp khác nhau khi đưa thiết bị ra ngoài cơ quan phải xin ý kiến của ban lãnh đạo, quản lý và kèm theo mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan là gì?
– Thiết bị là Máy móc là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, có cấu tạo phức tạp, dùng để thực hiện chính xác các công việc chuyên môn nào đó. Còn thiết bị là bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc.
– Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan là mẫu đơn với các nội dung và các thông tin về việc xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan với các lí do khác nhau.
Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan gồm các thông tin về thiết bị, lý do đưa ra ngoài công ty, người chịu trách nhiệm trong việc đưa thiết bị ra ngoài. Đây là thủ tục cần thiết, đặc biệt dành cho những thiết bị quan trọng và có tính bảo mật cao
2. Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày……tháng……năm …..
ĐƠN XIN ĐƯA THIẾT BỊ RA NGOÀI CƠ QUAN
Kính gửi: Phòng Bảo vệ, …..
Đơn vị có thiết bị:……..
Tên thiết bị:…………..
Ký mã hiệu của thiết bị:………….
Lý do mang thiết bị ra ngoài:………
Họ và Tên người mang thiết bị ra ngoài:……
Chứng minh nhân dân số:………. công an…… cấp ngày…….
Địa chỉ nơi thiết bị được mang đến:……..
Đề nghị Phòng Bảo vệ, ……. cho phép mang thiết bị ra khỏi cơ quan.
Xin cảm ơn
Trưởng phòng
(ký tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn
– các thông tin về tiết bị cần đưa ra ngoài
– kí và ghi rõ họ tên
4. Thông tin liên quan về xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan:
căn cứ dựa trên Nghị định Số:
4.1. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công:
Tại Điều 20. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công:
Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
1. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội được quy định như sau:
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các bộ, cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trường hợp phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công thì thực hiện theo nguyên tắc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các sở, ngành thuộc địa phương, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã, giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp sau:
– Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định này;
– Điều chuyển ngoài phạm vi các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Căn cứ như trên thì thẩm quyền định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định theo pháp luật như trên, việc điều chuyển tài sản công không đúng thẩm quyền sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. và Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản công trong các trường hợp được quy định về Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và Điều chuyển ngoài phạm vi các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định
4.2. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công:
Tại Điều 21. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công:
1. Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm:
– Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
– Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 01 bản chính;
– Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
– Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính;
– Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định điều chuyển tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản trong trường hợp việc điều chuyển tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định này, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định về đề nghị điều chuyển tài sản, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
3. Nội dung chủ yếu của Quyết định điều chuyển tài sản công gồm:
– Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển;
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển;
– Danh mục tài sản điều chuyển (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển);
– Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển và cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm:
– Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này;
– Thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành;
– Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
5. Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định.
Căn cứ như trên thì Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định và Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định điều chuyển tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển không phù hợp. Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định.
Trên đây là thông tin chi tiết về Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan, hướng dẫn làm Mẫu đơn xin đưa thiết bị ra ngoài cơ quan và các thông tin liên quan khác.
Căn cứ pháp lý: Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công