Việc cá nhân, tổ chức muốn đổ đất đến một nơi nào đó thì cần phải xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc đổ đất của mình. Mẫu đơn xin đổ đất có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đổ đất là gì?
Đơn xin đổ đất là văn bản được cá nhân, hộ gia đình sử dụng để trình bày về mong muốn đổ đất tại một địa điểm nhất định tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Mẫu đơn xin đổ đất là mẫu đơn được lập ra để xin được đổ đất, mẫu đơn là căn cứ để người muốn đổ đất không bị phạt vì thay đổi hiện trạng đất đai trái phép. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin đổ đất…
2. Mẫu đơn xin đổ đất mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
d…. , ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN ĐỔ ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường…
Tôi là: … Sinh ngày:…./…./…
CMND số: … Ngày cấp: …/…/…Tại: …
HKTT: …
Chỗ ở hiện nay: …
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan một việc như sau:
(Trình bày lý do đổ đất, khu vực đổ đất,…) …
“Ví dụ: Ngày …. tháng ….. năm …., gia đình tôi thực hiện xây dựng cải tạo nhà cửa có xin giấy phép và
Do đó, tôi làm đơn này, xin Quý cơ quan cho phép cho tôi được đổ đất tại vị trí …
Tôi cam đoan sẽ thực hiện san lấp và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Kính mong quý cơ quan xem xét, chấp thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đổ đất mới nhất:
– Phần kính gửi: ghi rõ tên Ủy ban nhân dân nơi người làm đơn muốn đổ đất;
– Phần nội dung: Trình bày lý do đổ đất, khu vực đổ đất,…Ví dụ: Ngày …. tháng ….. năm …., gia đình tôi thực hiện xây dựng cải tạo nhà cửa có xin giấy phép và
4. Một số quy định về đổ đất
4.1. Trách nhiệm của người đổ đất:
4.2. Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4447:2012 của Bộ Xây dựng tại các điểm:
– Khi tổ chức cá nhân khi thực hiện việc làm mà không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi công trình thì trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất. Nếu vị trí bãi thải nằm trong hàng rào công trình thì phải bàn bạc thoả thuận với ban quản lý công trình. Nếu ở ngoài hàng rào công trình thì phải thỏa thuận với chính quyền địa phương.
Việc đổ đất trong quá trình thi công thải phải đổ ở nơi trũng và ở vị trí những hố sâu tự nhiên để bồi đắp cho bằng phẳng và không thực hiện đổ ở những nơi đất cao và bằng phẳng để tránh gây ra những chỗ đất thải đổ qus nhiều gây ảnh hưởng đến việc sinh sông của người dân xung quanh. Khi quy định vị trí bãi thải đất phải xem xét những điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, không được làm cản trở thoát nước và gây trở ngại cho thoát lũ. Khi hoàn thành thi công đất, bề mặt bãi thải phải được san bằng, và nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ gia cố.
Văn bản số 14447/BGTVT-MT ngày 5/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường thực thi pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động giao thông, trong đó quy định:
– Tổ chức cá nhân thực hiện việc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về các bãi đổ đất thải, về việc lập bình đồ các bãi đổ đất thải; tổ chức và cơ quan có thẩm quyền thực hiện hướng dẫn và giám sát nhà thầu thi công thực thi.
– Khi tổ chức thực hiện việc vận chuyển, đổ chất thải thi công như bùn, đất đào, bùn, đất, cát, sỏi, nạo vét; phế liệu, phế thải xây dựng;… đúng vị trí bãi đổ thải đã thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, Việc đổ chất thải thi công phải đúng phương pháp và khối lượng quy định của pháp luật.
– Tổ chức và cơ quan có thẩm quyền khi lập hồ sơ theo dõi việc vận chuyển, đổ chất thải thi công phải thể hiện rõ những nội dung về Khối lượng, ca máy, chuyến xe, vị trí nhận chất thải, vị trí đổ thải.
Như vậy, Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4447:2012 của Bộ Xây dựng quy định về việc đổ đất rất cụ thể, nếu không thể cân bằng việc đào đất và đất đắp trong phạm vi công trình thì trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất. Khi đổ đất thải thì người thực hiện việc đổ đất phải đổ ở những nơi đất trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên. Việc đổ đất này phải được sự cho phép của chính quyền địa phương quy định về các bãi đổ thải; lập bình đồ các bãi đổ thải; tổ chức hướng dẫn và giám sát nhà thầu thi công thực thi.
4.3. Trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ xử lý:
Đối với công trình xây dựng, chủ nguồn thải có trách nhiệm lập kế hoạch quản lý công trình xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi triển khai thi công xây dựng; chủ nguồn thải hướng dẫn các nhà thầu phụ thực hiện quản lý công trình xây rựng theo kế hoạch quản lý công trình xây dựng;
Chủ nguồn thải thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý phát sinh trên công trường xây dựng theo kế hoạch quản lý công trình xây dựng;
Chủ nguồn thải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về xây dựng để hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý trong công trình xây dựng. Ghi chép nhật ký và lưu giữ chứng từ ghi khối lượng, thành phần được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý;
Từ quy định của Điều trên thì chủ nguồn thải cần thực hiện trách nhiệm của mình về việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng phát sinh trên công trường xây dựng theo kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng; Chủ nguồn thải có trách nhiệm là bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật hiện hành về đổ chất thải công trình xây dựng.
– Chủ thu gom, vận chuyển có đủ thiết bị và phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ thu gom, vận chuyển thực hiện việc thu gom, vận chuyển đến trạm trung chuyển và cơ sở xử lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định hoặc công trình khác để tái sử dụng. Chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra trong quá trình thu gom, vận chuyển.
– Chủ thu gom, vận chuyển thực hiện việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển để làm cơ sở ký hợp đồng thu gom, vận chuyển.
-Có sổ theo dõi quản lý việc thu gom, vận chuyển, nội dung gồm:thông tin chung về chủ nguồn thải; số chuyến xe thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển trong ngày/tháng của từng chủ nguồn thải; khối lượng, loại chất thải rắn xây dựng được thu gom, vận chuyển; địa điểm tiếp nhận xử lý chất thải rắn xây dựng; giá dịch vụ thu gom, vận chuyển; các thông tin khác nếu cần thiết.
– Chủ thu gom, vận chuyển cung cấp thông tin về năng lực cho Sở Xây dựng tại địa phương để quản lý, công bố trên website. Mẫu cung cấp thông tin về năng lực thực hiện theo Phụ lục 3A, 3B ban hành kèm theo quy định của pháp luật
Như quy định tại điều trên thì đối với chủ thu gom, vận chuyển cần phải có trách nhiệm về thiết bị, phương tiện đầy đủ để thực hiện thu gom, vận chuyển theo quy định, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng đến trạm trung chuyển, cơ sở xử lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định hoặc công trình khác để tái sử dụng. Chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra trong quá trình thu gom, vận chuyển
Như các quy định ở Điều luật trên thì việc đổ đất thì ở mỗi bước thì người thực hiện đều phải chịu trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Đối với chủ xử lý thì cần phải đầu tư xây dựng, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện và bố trí nhân lực đáp ứng năng lực tiếp nhận và đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
Cơ sở pháp lý:
– Văn bản số 14447/BGTVT-MT ngày 5/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường thực thi pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động giao thông.