Trường hợp, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thì sẽ viết đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở nộp cho cơ quan có thẩm quyền để giúp giải quyết vấn đề. Vậy đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở là gì?
Đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở là một văn bản thể hiện nhu cầu của chủ sở hữu đất về việc muốn đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở. Mẫu đơn này chỉ được lập ra khi chủ sở hữu đất, nhà ở thật sự có nhu cầu và có sự đảm bảo thực hiện của cơ quan nhà nước.
Đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở được lập ra nhằm ghi nhận nhu cầu muốn đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở. Đồng thời mẫu đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở là giấy tờ để chủ sở hữu đất nộp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường để giúp giải quyết nhu cầu của mình.
Đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở được viết để đề nghị chủ thể có thẩm quyền hoặc chủ thể có liên quan đến việc đo đạc đất xác định lại chính xác diện tích đất thực tế, từ đó xác định phạm vi quyền, ranh giới đất giữa các chủ sở hữu đất liền kề.
2. Mẫu đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…ooo…
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN YÊU CẦU ĐO ĐẠC ĐẤT
(Về việc: Đo đạc mảnh đất số ……)
– Căn cứ Luật Đất đai 2013 .
– Căn cứ nhu cầu thực tế của công dân.
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …
– Địa chính xã (phường, thị trấn) …….
Thông tin người yêu cầu
Tôi tên là: ……
Sinh năm: ……
Chứng minh nhân dân số …..
Do CA ….. cấp ngày ……./……/…
Địa chỉ thường trú: ……
Hiện đang cư trú tại: ……
Số điện thoại liên hệ: ……
Là …….. (Ví dụ: Là chủ sở hữu mảnh đất số …. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …… do UBND …….. cấp ngày ….)
Nội dung yêu cầu
Tôi xin trình bày sự việc như sau:
(Tại đây trình bày lý do tại sao yêu cầu đo đạc lại diện tích đất, ví dụ như tranh chấp hoặc qua quá trình sử dụng mà diện tích có phần thay đổi…)
Để nhằm ……. (nói ra mục đích yêu cầu đo đạc, ví dụ như để giải quyết tranh chấp), cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân tôi cùng ……. (nêu tên những người trong gia đình đang sinh sống trên mảnh đất đó hoặc những người bị ảnh hưởng. Nêu rõ họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, chứng minh nhân dân…)
Nay tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan xem xét và tổ chức tiến hành đo đạc lại diện tích mảnh đất nói trên, để tôi sử dụng làm căn cứ bảo vệ quyền cũng như nghĩa vụ của bản thân.
Tôi xin cam đoan những điều nói trên là hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu mọi chi phí trong quá trình đo đạc theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Gửi kèm đơn này là: …
(Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về mảnh đất, ví dụ như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, biên bản tranh chấp…)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở:
– Viết đúng thông tin về bản thân: Họ và tên; Năm sinh; Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân(Số, ngày cấp, nơi cấp);Nơi thường trú hiện tại. Khi viết đơn chủ sở hữu đất, chủ sở hữu nhà ở cần điền chính xác, chi tiết những thông tin cần thiết và giống như giấy tờ bản gốc. Đồng thời phải tránh sai chính tả để không gây ức chế cho người tiếp nhận đơn cũng như hiểu sai mong muốn, nguyện vọng của mình. Ngoài ra, chủ sở hữu đất, chủ sở hữu nhà ở cần cam kết những thông tin được cung cấp phải hoàn toàn chính xác, nếu sai thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
– Trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc:
– Liệt kê rõ lý do tại sao không xác định được ranh giới và diện tích đất để rồi phải viết đơn xin đo lại: Lý do làm đơn xin đo lại diện tích đất (thường có 2 lý do phổ biến là để xin cấp giấy chứng nhận hoặc để giải quyết tranh chấp). Nếu lý do làm đơn là để giải quyết tranh chấp thì cần ghi thêm thông tin của thửa đất: Ở vị trí nào? Thửa nào? Bản đồ nào?
– Những căn cứ chính xác mà bản thân có để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và áng chừng được diện tích đất của mình;
– Tình trạng đất hiện tại như thế nào?
– Đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở phải nộp cùng Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về mảnh đất, ví dụ như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, biên bản tranh chấp.
– Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có thể địa chính đo sai nên để đảm bảo quy trình không xảy ra sự cố thì người sử dụng đất phải có mặt tại thời điểm tiến hành đo đạc để giám sát quy trình thực hiện như thế nào. Tuy nhiên bạn sẽ phải chịu phần chi phí đo đạc địa chính này và tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau sẽ quy định sao cho phù hợp nhất.
4. Thủ tục đo đạc diện tích đất:
–
+ Người sử dụng đất mang hồ sơ theo quy định đến nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2013/ NĐ-CP. Hồ sơ theo quy định gồm đơn xin đo đạc diện tích đất và Bản sao các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường sẽ lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định. Sau đó thông báo cho người sử dụng đất về thời gian xuống kiểm tra, đo đạc thực tế.
Còn nếu hồ sơ không hợp lệ thì Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường sẽ yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung đầy đủ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do.
+ Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định.
+ Người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
Cơ quan thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai:
+ Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy thì chủ sở hữu đất có thể nộp đơn xin đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở ở những cơ quan bên trên để giải quyết nhu cầu của mình.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết luật đất đai năm 2013.