Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công",..... Việc thăm viếng mộ liệt sĩ cũng cần tuân thủ các quy định chung đầu tiên là cần có Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ là gì?
– Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp như Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh..
– Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ là mẫu đơn với các nội dung và thông tin của người đi viếng mộ và thông tin của phần mộ liệt sĩ về việc xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ với các lý do khác nhau.
Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ là mẫu đơn để đề xin cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý phần mộ liệt sĩ để xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ
2. Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THĂM VIẾNG MỘ LIỆT SĨ
Kính gửi:
– Phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội (1) ………
Họ và tên: ……. Năm sinh ……
Chỗ ở hiện nay: …….
Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân ……… Ngày cấp …… Nơi cấp………
Quan hệ với liệt sĩ: ………..
Tôi xin trình bày như sau:
Liệt sĩ: ……… Năm sinh ………
Nguyên quán: xã ……. huyện ……… tỉnh ……
Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày …… tháng ………… năm………
Hy sinh ngày … tháng ……………. năm ……….. tại …
Căn cứ vào thông tin phần mộ liệt sĩ do: (2) ……………….
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ……….. thông báo tại giấy báo tin mộ liệt sĩ số ……. ngày ….. tháng …… năm ………..
Giấy xác nhận mộ liệt sĩ do Ban quản lý nghĩa trang xã …………….. huyện …………. tỉnh ………….. cung cấp.
Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang.
Giấy báo tử ghi thông tin hy sinh tại ……………………………..
Giấy thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử ghi thông tin hy sinh tại ………
Đi cùng tôi có…………… người:
Họ và tên người thứ 1: ……. Năm sinh .…………..
Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân ……… Ngày cấp ………… Nơi cấp………………..
Họ và tên người thứ 2: …………….. Năm sinh. .……………..
Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân ………………………… Ngày cấp …………………… Nơi cấp………………..
Đề nghị Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ……………………..…….. tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ gia đình tôi theo nguyện vọng trình bày trong đơn.
Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục về thăm viếng mộ liệt sĩ của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
…., ngày …. tháng …. năm …
Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ:
– Trình bày thông tin của người đi viếng phần mộ liệt sĩ
– Ghi rõ thông tin về phần mộ liệt sĩ
– Kí và ghi rõ họ và tên
– Gửi đơn lên; Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội
4. Thông tin pháp lý liên quan về liệt sĩ:
4.1. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng:
Tại Điều 11 quy định như sau:
1. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
– Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
– Làm nghĩa vụ quốc tế;
– Đấu tranh chống tội phạm;
– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
– Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát.
4.2. Điều kiện xác nhận liệt sĩ:
1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
– Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
– Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
– Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.
Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;
– Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
2. Không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với:
– Những trường hợp chết do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
– Những trường hợp chết từ ngày 31.12.1994 trở về trước, cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động
Căn cứ vào các điều luật đã qui định của luật pháp việt nam đã nêu trên đặc biệt là
4.3. Thân nhân liệt sỹ được hỗ trợ khi thăm viếng mộ liệt sỹ:
Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2018, thân nhân liệt sỹ gồm: Cha mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ.
Bởi liệt sỹ là những người hy sinh xương máu của mình để giành độc lập cho tổ quốc đã cống hiến vì nền độc lập, tự do, thống nhất đất nước, chủ nghĩa xã hội và rất nhiều trường hợp, các anh không được yên nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Bởi vậy, theo Điều 64 Nghị định 31/2013/NĐ-CP (hết hiệu lực), hàng năm thân nhân liệt sỹ (không quá ba người) sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn mỗi năm một lần khi thăm viếng mộ liệt sỹ trong các trường hợp:
Hàng năm thân nhân liệt sỹ (không quá ba người) sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn mỗi năm một lần khi thăm viếng mộ liệt sỹ trong các trường hợp:
– Mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ;
– Trường hợp liệt sĩ chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;
– Liệt sĩ có thông tin địa phương nơi hy sinh ghi trong giấy báo tử hoặc theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử.
4.4. Thủ tục xin cấp hỗ trợ để thăm viếng mộ liệt sỹ:
Tại Điều 17
Nơi gửi hồ sơ: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.
Các giấy tờ phải nộp:
– Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (theo mẫu);
– Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;
– Một trong các loại giấy tờ khác như: Giấy báo tin hoặc giấy xác nhận mộ liệt sỹ; Giấy báo tử ghi thông tin địa phương nơi liệt sỹ hy sinh…
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sỹ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời gian 01 ngày làm việc, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào đơn.
Bước 2: Nộp hồ sơ đã có đầy đủ dấu của UBND cấp xã lên Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu đi thăm mộ liệt sỹ trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giấy tờ.
Nếu không đủ giấy tờ thì gửi văn bản trả lời kèm lý do và toàn bộ giấy tờ đã nộp trong thời gian 03 ngày để hoàn thiện đủ.
Cơ quan này cũng có trách nhiệm thực hiện chi hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho không quá 03 thân nhân liệt sỹ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Bước 3: Nộp giấy giới thiệu cho cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ hoặc nơi có thông tin hy sinh của liệt sĩ để họ xác nhận về việc thăm viếng mộ liệt sỹ.
Mức hỗ trợ: Thân nhân liệt sỹ được hỗ trợ một lần tiền tàu xe và tiền ăn (bao gồm cả lượt đi và về), mỗi năm một lần đối với một liệt sĩ. Mức hỗ trợ được tính cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ = 2.000 đồng/km x khoảng cách đến nghĩa trang có mộ liệt sỹ
Quy định trên được nêu tại Thông tư 101/2018/TT-BTC (hết hiệu lực) về kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến. Lưu ý: Tối đã không quá 2,4 triệu đồng/người. Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi cung cấp về Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ, hướng dẫn làm Mẫu đơn xin đi thăm viếng mộ liệt sỹ, cùng các thông tin pháp lý lien quan khác.