Nếu lao động nữ nghỉ thai sản muốn xin đi làm sớm trở lại thì phải làm đơn để người cho người sử dụng lao động để được xem xét và giải quyết chấp thuận cho người lao động quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ thai sản. Vậy đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản là gì?
Đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản là mẫu đơn do cá nhân( lao động nữ) gửi cho người sử dụng lao động khi muốn được quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ thai sản. Và việc quay trở lại trước thời hạn nghỉ thai sản chỉ được thực hiện khi cá( lao động nữ) đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật và được sự đồng ý, chấp thuận của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 139,
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu bạn đủ điều kiện đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bạn sẽ được trả lương cho thời gian đi làm sớm. Tiền lương khi đi làm lại của bạn được tính bằng ngày công trước đó, bằng 100% lương trước đây của bạn. Ngoài nguyên lương như trước , bạn vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản đến hết thời hạn.
Điều kiện để được đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40
– Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Cùng quy định về vấn đề này, tại Điều 139,
Như vậy theo hai quy định trên, chúng ta có thể thấy rằng lao động nữ muốn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thì nên đáp ứng đề đủ các điều kiện:
– Người lao động có nguyện vọng;
– Đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng;
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe;
– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài ra, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản là văn bản dùng để chứa dụng những thông tin của cá nhân ( lao động nữ) gửi cho người sử dụng lao động khi được muốn quay trở lại công tác trước thời hạn nghỉ thai sản. Đồng thời, đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản là căn cứ để người sử dụng lao động xem xét và giải quyết chấp thuận việc cho phép cá nhân ( lao động nữ) quay trở lại công tác.
2. Mẫu đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-
ĐƠN XIN TRỞ LẠI CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Tôi tên là:…..
Sinh ngày: …………. Nơi sinh:…
Cấp bậc:…….
Chức vụ:…..
Nghề nghiệp:..
Đơn vị làm việc:……
Hộ khẩu thường trú:……
Được sự đồng ý của …… tôi được nghỉ thai sản từ: ngày……. tháng…….. năm…….. đến ngày…….. tháng……… năm…….. Đến nay, tuy chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhưng tôi mong muốn được quay trở lại làm việc trước thời hạn vì tôi thấy mình có đủ sức khỏe để đi làm sớm (có xác nhận của bệnh viện).
Vì vậy, Tôi làm đơn này kính đề nghị……………. cho tôi được trở lại công tác từ ngày…..tháng …năm.……
Kính mong … ..xem xét và giải quyết.
….., ngày.……tháng.……năm.…
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin đi làm trước thời gian nghỉ thai sản:
Kính gửi: ghi tên của công ty hoặc người sử dụng lao động
“Tên tôi là:……..Nam, nữ…”.ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người đề nghị.
Sinh ngày……..tháng……năm………..ghi rõ ngày tháng năm sinh của người đề nghị.
Cấp bậc; Chức vụ; Nghề nghiệp; Đơn vị làm việc……..ghi đầy đủ và chính xác thông tin của người đề nghị
Hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ theo hộ khẩu của người đề nghị.
Được sự đồng ý của: công ty hoặc người sử dụng lao động.
Tôi làm đơn này kính đề nghị: công ty hoặc người sử dụng lao động.
Kính mong: công ty hoặc người sử dụng lao động.
Người làm đơn ghi ngày tháng năm, kí và ghi rõ họ tên. Sau đó nộp lên công ty hoặc người sử dụng lao động xem xét và quyết định.
4. Chế độ thai sản đối với lao động nữ:
Chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ và chồng được quy định rõ ràng tại Điều 139, Bộ luật Lao động 2019. Nghỉ thai sản:
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Chế độ thai sản là một trong những chế độ hưởng của BHXH nhưng rất được quan tâm bởi lẽ sinh con là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng của người mẹ, hầu hết lao động nữ nào cũng sẽ ít nhất một lần trong đời hưởng chế độ này. Khi lao động nữ thuộc những đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động sẽ phải đóng 3% vào quỹ đau ốm thai sản cho người lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Điều kiện hưởng thai sản đối với lao động nữ mang thai và sinh con được quy định cụ thể tại
– Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
– Đối với trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
– Người lao động thuộc đáp ứng đủ điều kiện của một trong hai trường hợp nêu trên mà chấm dứt
=> Như vậy đối với những trường hợp thông thường, thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản là lao động nữ sinh con sẽ phải đóng được từ đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh.