Ở Việt nam hiện nay việc đào tạo cán bộ công chức luôn được chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi, các cán bộ, công chức, viên chức.. được cử đi học hoặc xin được đi học để nâng cao kiến thức và hiểu biết thì cần đề đạt ý kiến và nguyện vọng của mình bằng cách viết đơn xin đi học trong nước gửi lên để được xem xét.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đi học trong nước là gì?
Mẫu đơn xin đi học trong nước là mẫu đơn với các thông tin, nội dung về việc xin đi học trong nước của các cá nhân
Mẫu đơn xin đi học trong nước là mẫu đơn để gửi lên đơn vị đang công tác và trường xin theo học để xem xét nguyện vọng xin đi học trong nước để nâng cao kiến thức và kí năng cho cán bộ, công chức, viên chức..
2. Mẫu đơn xin đi học trong nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-***———-
ĐƠN XIN ĐI HỌC ………..
Kính gửi:
– Ban Giám hiệu;
– Phòng Quản trị Nhân sự;
– Đơn vị đang công tác…….
Tôi tên: …….., sinh ngày:……
Quê quán: …………
Chuyên ngành: …………
Đơn vị công tác: ……….Trường …….
Chức danh/Chức vụ:…….
Thời gian công tác:…..
Căn cứ Giấy báo nhập học/trúng tuyển số………ngày……/………/………của ……
Nhằm nâng cao kiến thức……….
Nay tôi kính đơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự, Đơn vị đang công tác….. xem xét và tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập theo như nguyện vọng của bản thân. Thông tin khái quát về chương trình học như sau:
– Nơi học: …………….
– Thời gian: ………….
– Hình thức:…………… (tập trung hay không tập trung)
– Bậc đào tạo: ……….
– Ngành học: …………
– Kinh phí học tập:…….. (Ngân sách Nhà nước hay tự túc)
Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự, và đơn vị đang công tác….. Tôi cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo.
Xin chân thành cảm ơn!
……….., ngày……….tháng……..năm……
HIỆU TRƯỞNG
P. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
(ĐƠN VỊ )
KÍNH ĐƠN
3. Hướng dẫn làm đơn xin đi học:
– Ghi thông tin đầy đủ các nội dung trong đơn
– các thông tin cần được ghi rõ ràng
– Nội dung trình bày rõ lí do muốn xin học
– Gửi đơn lên hiệu trưởng trường
4. Các thông tin liên quan:
Căn cứ vào nghị định Số: 101/2017/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức quy định một số nội dung như sau:
Đối với Áp dụng chương trình bồi dưỡng:
– Áp dụng chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng tương đương làm việc ở bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
+ Áp dụng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương cho viên chức lãnh đạo, quản lý phòng, khoa, ban hoặc các đơn vị tương đương của đơn vị sự nghiệp công lập; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Áp dụng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Áp dụng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đối với Quản lý chương trình bồi dưỡng quy định như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý và hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị.
– Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quản lý và hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
– Bộ Nội vụ quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
– Các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
– Các chương trình bồi dưỡng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này phải có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ trước khi ban hành.
Về Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:
– Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, của cán bộ, công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
– Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.
– Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số.
– Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
– Khoản 1, Khoản 3, Điều 37 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ quy định quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước như sau:
+ Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định
+ Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục
+ Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật
+ Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
– Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định nêu trên còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
– cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm:
+ Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
+ Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học;
+ Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.
– Theo quy định của
Căn cứ vào những điều nêu trên cho thấy việc đào tạo cán bộ rất được nhà nước và pháp luật quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, cũng như quyền lợi nhất định cho người được đào tạo. trên đây là thông tin về mẫu đơn và hướng dẫn cách làm đơn xin đi học trong nước cùng các thông tin liên quan khác.