Khi các cá nhân muốn di chuyển phần mộ của người thân từ nơi này đến nơi khác theo khuôn viên, quy hoạch đã được định sẵn thì có thể gửi đơn xin di chuyển phần mộ gửi đến Uỷ ban nhân dân, ban quản lý nghĩa trang. Vậy mẫu đơn xin di chuyển mộ bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin di chuyển mộ là gì?
Mẫu đơn xin di chuyển mộ là mẫu đơn do cá lập ra để gửi đến Uỷ ban nhân dân, Ban quản lý nghĩa trang nơi đang quản lý phần mộ đó để xin di chuyển mộ. Mẫu đơn xin di chuyển mộ nêu rõ thông tin về người làm đơn (họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ hiện tại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân…), nội dung đơn..
Mẫu đơn xin di chuyển mộ được dùng để xin chuyển mộ. Mẫu đơn xin chuyển mộ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân, Ban quản lý nghĩa trang nơi đang quản lý phần mộ đó tiếp nhận, xem xét về việc xin chuyển mộ của người làm đơn.
2. Mẫu đơn xin di chuyển mộ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-oOo————-
………, ngày ……….tháng……..năm ….
ĐƠN XIN DI CHUYỂN MỘ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã….. huyện……/ Ban quản lý Nghĩa trang …….(1)
Tôi là:…… sinh năm: …….(2)
Chứng minh nhân dân số: …. cấp ngày ……tại ………(3)
Hộ khẩu thường trú:……(4)
Hiện đang sinh sống tại địa chỉ:……(5)
Là ….. của ông/bà ……. đang được chôn cất tại ………(6)
Tôi làm đơn này để trình bày với quý cơ quan/đơn vị một việc như sau: (7)
(Trình bày về việc đặt phần mộ và lý do di chuyển )…..
(Ví dụ: Năm ……, bố của tôi là ông………. tham gia kháng chiến và hi sinh. Phần mộ của ông được đưa về và hiện nay đang được đặt tại nghĩa trang liệt sỹ …. tại thôn…… Tuy nhiên, hiện nay gia đình đã chuyển về địa chỉ…… sinh sống, vì khoảng cách địa lí khá xa và họ hàng đều đã chuyển đi hết nên rất khó có thể chăm lo phần mộ của bố tôi.)
Vì vậy, bằng đơn này, tôi xin quý cơ quan cho phép gia đình tôi di chuyển phần mộ của ….. mình về nghĩa trang … gần với địa chỉ gia đình đang sinh sống để gia đình tôi có thể thường xuyên thăm viếng.
Kính mong quý cơ quan xem xét, chấp thuận. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên, năm sinh của người làm đơn
(3): Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn
(4): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn
(5): Điền địa chỉ đang sinh sống của người làm đơn
(6): Điền tên của người được chôn cất
(7): Điền nội dung trình bày
4. Pháp luật quy định về Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa:
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải là khu đất và được quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phải xa khu dân cư, và thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất một cách tối đa nhất.
– Cơ quan có thẩm quyền quy định mức đất là chế độ quản lý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
– Các hành vi bị nghiêm cấm : nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh (Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ- CP)
– Pháp luật quy định về việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
+ Trường hợp 1: trường hợp nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án thì Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng nếu dự án đã có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng và sau đó được bồi thường bằng tiền nếu dự án đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: trường hợp nhà nước thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất thu hồi theo quy định.
Nếu trong trường hợp trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì bố trí di dời mồ mả đó vào khu vực đất còn lại của dự án. Còn đối với trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã chuyển nhượng hết thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng giao đất mới tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa phục vụ việc di dời mồ mả tại khu vực có đất thu hồi theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định về việc giao đất tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ- CP thì việc giao đất đó phải phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quy định về trình tự, thủ tục di dời mồ mả liệt sĩ:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ: