Đơn xin đào đường, vỉa hè là thành phần không thể thiếu khi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sửa chữa có tạm thời sử dụng một phần đường đô thị. Đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa) là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa) là gì?
- 2 2. Khi nào soạn thảo đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa)?
- 3 3. Mẫu đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa):
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đào đường/ vỉa hè:
- 5 5. Thủ tục xin cấp phép đào đường, vỉa hè:
- 6 6. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị:
1. Đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa) là gì?
Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Trong công tác quản lý đường đô thị, khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích sửa chữa phải đảm bảo có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không gây ảnh hưởng đến tật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan. Đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa) là mẫu đơn được soạn thảo bởi tổ chức, cá nhân đại diện tổ chức gửi đến cơ quan nhà nước có hẩm quyền xin cấp phép cho hoạt động đào đường, vỉa hè, trong đơn nêu rõ lý do làm đơn, thơi gian thi công xây dựng và các hạng mục xây dựng.
2. Khi nào soạn thảo đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa)?
Khi chuẩn bị tiến hành thi công công trình về đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa), chủ đơn vi tiến hành thi công phải tiến hành soạn thảo đơn xin cấp phép thi công gửi đến cấp cơ quan có thẩm quyền.
Đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa) là căn cứ để cơ quan nhà nước xét duyệt cho nhu cầu xin cấp phép thi công.
Đơn xin xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa) là thành phần bắt buộc trong thủ tục xin cấp phép xâ dựng đường đô thị.
Đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý. Các cấp có thẩm quyền quản lý đường đô thị phải bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ. Khi cá nhân, tổ chức sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Cụ thể đối với hoạt động đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định sau:
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Khi xây dựng đường đô thị, phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp ga, cấp điện … theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép , cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khi cấp phép đào đường đô thị, cơ quan cấp phép phải
3. Mẫu đơn xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm…..
ĐƠN XIN ĐÀO ĐƯỜNG/VỈA HÈ
Kính gửi: – Uỷ ban nhân dân phường…
– Ban quản lý đô thị…
Tôi tên là:… Sinh năm:……
CMND/CCCD số:….. do CA…..…. cấp ngày……….. tháng……. năm……..
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Hôm nay tôi làm đơn này xin trình bày một việc như sau:
Lý do xin đào vỉa hè: Lắp đặt hệ thống thoát nước sinh hoạt, trồng cây, mở lối đi,…
Diện tích phần vỉa hè:…m2
Thời gian sử dụng:…
Các thông tin khác có liên quan:…
Tôi cam kết việc đào vỉa hè là đúng mục đích, tôi đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và hoàn trả vỉa hè như ban đầu…..
Cam kết khác….(Nếu có)
Chính vì vậy, Tôi kính mong cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để tôi được sớm được thực hiện công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đào đường/ vỉa hè:
Phần kính gửi: Ghi thông tin UBND phường nơi xin cấp phép đào đường, vỉa hè
Phần thông tin của người làm đơn:
Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Sinh năm: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
CMND/CCCD số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Chỗ ở hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Số điện thoại liên hệ: Điện thoại di động/điện thoại bàn
Trình bày lý do làm đơn (Ví dụ: Lắp đặt hệ thống thoát nước sinh hoạt, trồng cây, mở lối đi,)
Phần thông tin về : Diện tích phần vỉa hè, hời gian sử dụng: Khai báo trung thực, chính xác
Lời cam đoan
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
Cấp giấy phép đào đường vỉa hè
5. Thủ tục xin cấp phép đào đường, vỉa hè:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật gồm:
a) Thành phần hồ sơ xin cấp phép xin đào đường, vỉa hè để lắp đặt (sửa chữa), bao gồm:
– Đơn xin cấp Giấy phép đào đường vỉa hè đô thị
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Các bản vẽ thể hiện mặt bằng, vị trí đào, kích thước và phạm vi đào, kết cấu tái lập; phương án đảm bảo an toàn giao thông trong khi thi công; thời gian thi công
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn
– Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định
Bước 4: Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
6. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị:
Pháp luật Việt Nam quy định về các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị gồm:
– Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị.
– Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.
– Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.
– Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.
– Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.
– Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.
– Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.
– Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định.
Căn cứ pháp lý:
–