Người tham gia học lớp chọn thường là những học sinh ưu tú, có thành tích học tập cao và có phẩm chất đạo đức tốt. Mong muốn của nhà trường cũng như học sinh khi tham gia vào lớp chọn đó chính là có thể phát triển kiến thức theo đúng năng lực, đạt được nhiều kết quả tốt theo mục đích đề ra.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đăng ký vào lớp chọn là gì?
Lớp chọn là lớp do trường đặc biệt thành lập, có đội ngũ giáo viên giỏi và nguồn tài liệu giảng dạy phong phú. Nhà trường mở lớp chọn ra với mục đích dạy chuyên sâu hơn những nội dung kiến thức cho những học sinh có điểm thi và nguyện vọng đầu vào dúng năng lực của mình. Việc học sinh học trong lớp chọn với kỹ năng giảng dạy từ giáo viên giỏi sẽ giúp phát triển kiến thức và kỹ năng tốt hơn!
Mẫu đơn xin đăng ký vào lớp chọn là mẫu đơn nêu rõ thông tin học sinh làm đơn đăng ký học lớp chọn là học sinh đạt điểm đầu vào phù hợp với tiêu chuẩn của lớp chọn nộp đơn lên nhà trường kèm theo nội dung đăng ký vào lớp chọn để nhà trường xem xét cho học sinh tam gia học tập lại lớp chọn theo nguyện vọng
Mẫu đơn xin đăng ký vào lớp chọn là mẫu đơn được lập ra để học sinh có thành tích điểm thi đầu vào cao, đủ khả năng tham gia học tập ở lớp chọn nộp lên nhà trường mình đang theo học để đăng ký vào lớp chọn theo đúng nguyện vọng của mình.
2. Đơn xin đăng ký vào lớp chọn:
Nội dung đơn xin đăng ký vào lớp chọn như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ VÀO LỚP 10 TỰ CHỌN
Năm học …..-……
Kính gửi: Ban Giám hiệu trường……..
Tên em là:…………Giới tính……..
Nơi sinh:……
Học sinh của trường THCS:………….
Chỗ ở hiện tại:……
Em đã tham dự vào kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học…….tại hội đồng coi thi…….
SBD……..Phòng thi số…….
Đã trúng tuyển với tổng điểm:……
Trong đó
Điểm thi môn Ngữ văn……Bằng chữ………..
Điểm thi môn Toán……..Bằng chữ………
Nguyện vọng của em là vào lớp tự chọn…..
Em làm đơn này kính xin Ban giám hiêu trường ………………xét duyệt cho em vào lớp 10 theo nguyện vọng trên.
Em xin trân thành cảm ơn
Xác nhận của phụ huynh
(Ký, ghi họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin đăng ký vào lớp chọn:
– Tên mẫu đơn: Đơn đăng ký vào lớp chọn
– Thông tin học sinh
– Nội dung đơn: dựa vào điểm thi lựa chọn xin vào lớp chọn….
– Ký xác nhận của học sinh
4. Một số quy định về lớp chọn:
Điều kiện, đối tượng tham gia lớp chọn
Hiện nay, các cơ sở giáo dục phổ thông đã mở ra hai sự lựa chọn cho học sinh khi tham gia chương trình học tập đó là nhà trường mở ra hai hướng đào tạo học sinh như sau:
– Mở lớp chọn chuyên đào tạo theo đầu khối dành cho những học sinh ưu tú, đạt điểm cao trong khi thi tuyển chọn đầu vào với đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt
– Mở lớp học cơ bản cho những học sinh năng lực chưa được tốt, học sinh không có nguyện vọng tham gia lớp chọn mà chỉ tham gia học với nguyện vọng thi tốt nghiệp
Việc lựa chọn lớp học đào tạo chuyên sâu hay lớp học cơ bản là hoàn toàn phụ thuộc vào nguyện vọng của học sinh.
Đối với chương tình đào tạo thì về cơ bản là giữa hai lớp có nội dung cơ bản hoàn toàn giống nhau để đảm bảo kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho việc thi kết thúc môn và thi tốt nghiệp sau này
Theo
Về chương trình giáo dục:
– Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
+ Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
+ Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
+ Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
+ Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
– Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông
Về sách giáo khoa giáo dục phổ thông:
– Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
+ Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
+ Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
– Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.
Như vậy, việc lựa chọn có theo học lớp chọn hay không đều không ảnh hưởng đến số lượng kiến tức cơ bản vì lượng kiến thức là như nhau phải đáp ứng đủ để khi thi đầu ra kiến thức thi là đều như nhau. Sự khác biệt của lớp chọn ở một trường THPT cơ bản là tự nghiên cứu thêm những tài liệu, đi phân tích sâu thêm nội dung bài học để nâng cao thêm sự hiểu biết so với những lớp cơ bản bình bình thường chỉ học nội dung cơ bản trong sách giáo khoa
5. Một số vấn đề khác liên quan:
Mặc dù lớp chọn là mục tiêu của khá nhiều học sinh khi tham gia chương trình giáo dục phổ thông nhưng thực chất, lớp chọn không hoàn toàn 100% học sinh học tập, thi vào là hoàn toàn đúng với năng lực của mình. Bởi lẽ, chúng ta không thể phủ nhận việc vẫn còn rất nhiều hạn chế về việc phát sinh những hệ lụy không tốt.
Trong quá trình thực hiện mở lớp chọn có thể xảy ra một số hạn chế phát sinh như sau:
– Thứ nhất là khi xếp lớp chọn, học sinh trong lớp không hoàn toàn là học sinh đủ năng lực, điểm thi mà là do được sự nhờ vả từ gia đình, thầy cô giáo xi vào học
– Thứ hai là việc bố trí lớp học có thể không đảm bảo được tiềm năng phát triển kiến thức từ bên trong học sinh bởi lẽ nếu như bố trí vị trí xen kẽ giữa những bạn có năng lực kém hơn một chút với bạn có năng lực tốt thì sẽ giúp các bạn cùng nhau phát triển nhưng có trường hợp bị ngồi phân cách sẽ khiến nhiều bạn tự ti ảnh hưởng đến việc học tập
– Thứ ba là việc mở lớp chọn và lớp cơ bản sẽ không tốt về nội bộ nhà trường vì học sinh sẽ nghĩ có sự phân cấp, hơn thua và đố kỵ nhau, kích bác nhau
Như vậy, việc mở lớp chọn trong trường học không chỉ tạo nên sự bất công bằng cho học sinh mà có thể đang tự làm mất đi tính kỷ luật và sự tôn trọng vì quyền lợi của một số cá nhân. Chất lượng học sinh đầu ra của học sinh có thể cũng không cao so với mục đích đào tạo của trường
Từ những nội dung nêu trên ta có thể thấy việc khi học sinh được xếp vào lớp chọn đồng nghĩa sẽ được nhà trường đầu tư nhiều hơn về mặt hình thức giảng dạy, cha mẹ tự hào nhiều hơn nhưng thực chất thì lớp chọn cũng sẽ có mặt lợi và mặt hạn chế. Chính vì vậy, cơ sở giáo dục biết cách điều phối chương trình tuyển chọn cũng như phương pháp thì sẽ đạt được kết quả cao với thực tế.