Nếu hết thời hạn đăng ký khai sinh, cha mẹ hoặc người thân thích muốn đăng ký khai sinh cho con, cháu sẽ phải lập đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn gửi ủy ban nhân dân xã phường nơi đăng ký khai sinh. Vậy mẫu đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn là văn bản thường được cá nhân là cha mẹ hoặc người thân trong nhà lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được đăng ký khai sinh quá hạn, nội dung đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn gồm: thông tin người làm đơn, nội dung đăng ký, lý do không đăng ký đúng hạn.
Mục đích của mẫu đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn: khi quá hạn quy định để đăng ký khai sinh cho con mà cha mẹ vẫn chưa đăng ký thì có thể viết đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn nhằm xin phép ủy ban nhân dân xã, phường cho phép đăng ký khai sinh quá hạn cho con.
2. Mẫu đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…….., ngày….tháng…năm…..
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ KHAI SINH QUÁ HẠN
Kính gửi: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG (1)………
Tôi là: (2)…………. Sinh ngày:…………
Giấy CMND số:…………… cấp ngày …/…/… tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………….
Nơi ở hiện tại: …………
Quan hệ với người được khai sinh: ………
Xin đăng ký khai sinh cho người có tên dưới đây (3)
1. Họ và tên:………….Giới tính:………
2. Ngày, tháng, năm sinh: …………
3. Nơi sinh: …………..Dân tộc:…………………Quốc tịch:………
4. Con thứ mấy: ………………Số con trong một lần sinh: ………
Phần khai về cha, mẹ
Phần khai về cha, mẹ | Cha | Mẹ |
Họ và tên | ||
Ngày sinh | ||
Dân tộc | ||
Quốc tịch | ||
Quê quán | ||
Nơi thường trú/tạm trú |
Lý do không đăng ký đúng hạn: (4) …………
(Ví dụ: vì lý do công việc, chưa tìm được tên cho con….)
Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình. Đề nghị Quý Ủy ban xem xét, đăng ký khai sinh cho ………………..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi tên Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký khai sinh;
(2) Thông tin của người làm đơn: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi cư trú hiện nay, quan hệ với người được khai sinh;
(3) Thông tin của người được khai sinh: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, con thứ mấy, số con trong một lần sinh;
(4) Người viết đơn ghi rõ lý do về việc đăng ký không đúng hạn.
4. Những quy định liên quan đến đăng ký khai sinh:
Theo Khoản 6 Điều 4
4.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh:
Theo quy định tại Điều 13
4.2. Nội dung đăng ký khai sinh:
– Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
+ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
+ Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
– Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
4.3. Trách nhiệm đăng ký khai sinh:
Quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 như sau
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
4.4. Thủ tục đăng ký khai sinh:
Quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014,
– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Đối với việc đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
4.5. Thẩm quyền đăng ký khai sinh:
Quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
– Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
– Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
4.6. Thủ tục đăng ký khai sinh:
Theo quy định tại Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
– Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
– Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.