Vì nhiều lý do khác nhau, cơ bản là do thay đổi nơi ở, nơi làm việc mà cựu chiến binh phải đến địa phương khác sinh sống. Khi đó, cựu chiến binh cần có đơn xin chuyển sinh hoạt hội cựu chiến binh.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin chuyển sinh hoạt hội cựu chiến binh là gì?
Đơn xin chuyển sinh hoạt hội cựu chiến binh là văn bản mà cá nhân là cựu chiến binh gửi lên hội cựu chiến binh mà mình đang sinh hoạt nhằm xin thay đổi sinh hoạt tại hội cựu chiến binh đó đến hội cựu chiến binh khác.
Đơn xin chuyển sinh hoạt hội cựu chiến binh nhằm thể hiện mong muốn được chuyển sinh hoạt đến hội cựu chiến binh khác đồng thời đề nghị hội cựu chiến binh cho phép chuyển đến sinh hoạt tại hội cựu chiến binh khác.
2. Mẫu đơn xin chuyển sinh hoạt hội cựu chiến binh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–0o0———-
…., ngày…tháng….năm….
ĐƠN XIN CHUYỂN SINH HOẠT HỘI CỰU CHIẾN BINH
Kính gửi: – Đồng chí ………..
– Trưởng BCH Hội cựu chiến binh …….
Tên tôi là: …….. sinh ngày ………..
CMND số ……… cấp tại …… ngày …/…./….
Nơi đăng ký HKTT …..
Số điện thoại liên lạc ………
Địa chỉ hiện tại …….
Ngày vào Hội: …. – Số thẻ …..
Đang sinh hoạt Hội tại: …..
Hiện nay tôi đang sinh hoạt trong Hội cựu chiến binh ….. Trong thời gian tham gia sinh hoạt của Hội, tôi luôn thực hiện đầy đủ và tích cực các hoạt động của Hội. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, sức khỏe của tôi có sự giảm sút nên con tôi muốn tôi chuyển lên ở cùng để tiện chăm sóc. (Hoặc lý do khác)
Nay tôi chuyển đến ở cùng con nên tôi không thể sinh hoạt tại Hội cựu chiến binh …. do nơi ở của tôi hiện tại không thuận tiện cho tôi tham gia sinh hoạt.
Nay tôi làm đơn này đề nghị Đồng chí …. – Trưởng BCH Hội cựu chiến binh….. cho phép tôi được chuyển về sinh hoạt tại Hội cựu chiến binh …. Trong thời gian tham gia Hội, tôi đã đóng hội phí đến hết tháng …. năm ….
Tôi xin chân thành cảm ơn và cam đoan về những nội dung trình bày của mình tại đơn này là chính xác.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin chuyển sinh hoạt cựu chiến binh:
Đơn xin chuyển sinh hoạt cựu chiến binh ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn
Phần Kính gửi ghi đầy đủ họ tên của Trưởng Ban chấp hành Hội cựu chiến binh mà người làm đơn đang sinh hoạt.
Tên, ngày sinh của người viết đơn ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
Số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp ghi theo thông tin trên chứng minh nhân dân.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, địa chỉ hiện tại thì ghi rõ số nhà, tên đường, thôn/ xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Phần số điện thoại liên lạc ghi số người làm đơn đang sử dụng.
Ghi các thông tin về ngày vào Hội cựu chiến binh, số thẻ hội viên theo thẻ hội viên
Ghi tên hội cựu chiến binh mà họ đang sinh hoạt.
Tiếp đến là ghi lý do thay đổi nơi sinh hoạt, trong mẫu đơn trên đang để lý do thay đổi nơi sinh sống do ở cùng con- lý do hay gặp nhất.
Đồng thời, trong đơn cũng cần nêu rõ tên Hội cựu chiến binh mà người làm đơn sẽ chuyển sinh hoạt đến.
4. Ai là người viết đơn xin chuyển sinh hoạt cựu chiến binh:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến cơ sở, bao gồm: Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
Cá nhân tham gia hội cựu chiến binh là những cựu chiến binh, theo đó, thì khi có nhu cầu thay đổi sinh hoạt cựu chiến binh thì họ sẽ viết đơn chuyển sinh hoạt cựu chiến binh.
Tại
– Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, bao gồm: Xích đỏ tự vệ, Tự vệ đỏ, Du kích Bắc Sơn, Du kích Ba Tơ, Du kích Cao- Bắc- Lạng, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đội du kích, dội tự vệ, đội chiến đấu ở các vùng, miền, các chiến khu….
– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, Bộ đội biên phòng, Biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu:
Các bộ, chiến sĩ (kể cả quân nhân chuyên nghiệp) đã tham gia chiến tranh: Chống pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới, hải đảo, làm nhiệm vụ quốc tế (chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên các chiến trường nước bạn) hoặc đã tham gia chiến đấu tiễu trừ thổ phỉ, Fulro, biệt kích, thám báo,… bảo vệ an ninh trên các địa bàn
Những quân nhân do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong các cuộc chiến tranh mà lạc đơn vị hoặc bỏ ngũ về địa phương sau đó trở về đơn vị cũ hoặc nhập ngũ lại, khi hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ ra quân được hưởng các chế đệ hiện hành theo quy định của Quân đội và của Nhà nước thuộc đối tượng được xem xét kết nạp vào hội.
– Cán bộ, chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
– Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm những người đã làm việc trong thời kỳ chiến tranh tại: Cơ quan chỉ huy các cấp của Quân đội; các cơ sở sản xuất quốc phòng; các binh trạm hậu cần, các đoàn vận tải quân sự; các bệnh viện, bệnh xá, đội phẫu của các đơn vị Quân đội; các cơ sở bảo đảm chiến đấu khác của Quân đội.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
SĨ quan, quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, thôi việc là những người thôi phục vụ tại ngũ tính từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định cho nghỉ công tác trong Quân đội hoặc chuyển ngành
Đối với những người nghỉ hưu không phải chờ đến khi nhận sổ hữu mà được xem xét kết nạp vào Hội sau khi có quyết định nghỉ chờ hưu của cấp có thẩm quyền trong Quân đội
– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại: Các xã, huyện, tỉnh miền núi; xã, huyện biên giới đất liền, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
– Quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đầu biên giới, hải đảo.
– Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng. Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ khi ra quân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc được địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Những quân nhân, Cựu quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị.
5. Thủ tục chuyển sinh hoạt cho hội viên hội cựu chiến binh:
Tại Hướng dẫn số 21/HĐ- CCB của Ban chấp hành Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn về thủ tục chuyển sinh hoạt cho hội viên hội cựu chiến binh và chuyển sinh hoạt tập thể như sau:
– Khi hội viên chuyển nơi cư trú hoặc chuyển công tác đến nơi khác (ngoài phạm vi địa chới hành chính của tổ chức cơ sở Hội) thì tổ chức cơ sở hội làm thủ tục chuyển sinh hoạt cho hội viên.
– Hội viên báo cáo với ban chấp hành tổ chức cơ sở Hội nơi đang sinh hoạt (nơi có chi hội thì báo cáo với chi Hội) về lý do xin chuyển sinh hoạt và tổ chức cơ sở sẽ chuyển đến.
– Tổ chức cơ sở Hội làm thủ tục chuyển sinh hoạt cho hội viên (
– Tổ chức cơ sở Hội nơi hội viên chuyển đến tiếp nhận, đăng ký vào dành sách hội viên và phân công hội viên về sinh hoạt ở chi hội (nơi có chi Hội)
– Việc chuyển sinh hoạt cho hội viên không phải qua cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Hội, nhưng phải báo cáo lên tổ chức Hội cấp trên trực tiếp sau khi chuyển hoặc tiếp nhận sinh hoạt cho hội viên, tổ chức Hội.
– Khi chuyển giao, thành lập mới, sáp nhập, chia tách tổ chức Hội thì cấp trên trực tiếp của tổ chức Hội nơi có tổ chức Hội được chuyển đi làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt tập thể cho hội viên.
Thủ tục giới thiệu sinh hoạt tập thể gồm:
– Khi tổ chức Hội không đủ điều kiện về số lượng hội viên để duy trì về tổ chức thì tổ chức Hội cấp trên trực tiếp thông nhất với cấp ủy lãnh đạp trực tiếp tổ chức Hội cấp dưới ban hành quyết định kết thúc động của tổ chức Hội, thu hồi hồ sơ, con dấu (nếu có) và làm thủ tục chuyển sinh hoạt cho hội viên về một tổ chức cơ sở gần nhất.