Bạn đang mong muốn xin chuyển ngạch trung cấp, cao đẳng lên đại học những không biết phải sử dụng mẫu gì cho đúng quy định thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mẫu phù hợp để thực hiện việc chuyển ngạch của bạn
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NGẠCH
Từ ngạch:…… lên ngạch:……
Kính gửi:……
Tên tôi là: …..
Ngày sinh: …
Trình độ chuyên môn đào tạo: …..
Đang xếp ngạch: ….. Thời gian xếp ngạch:……
Hệ số lương hiện hưởng:…….Thời gian xếp:…..
Chức vụ hiện nay:….
Sau khi nghiên cứu điều kiện xét chuyển ngạch tại Văn bản số……… ngày …. tháng ……. năm …….. của ….Tôi thấy bản thân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng ngạch và những công việc tôi đang đảm nhận đã có những phần việc theo quy định của ngạch …
Tôi làm đơn này kính đề nghị nhà trường xem xét cho tôi được chuyển ngạch.
Tôi xin gửi kèm theo đơn này là hồ sơ xét chuyển ngạch gồm:
1. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu về trình độ của ngạch cần chuyển (có chứng thực của nhà nước).
2. Bản sao quyết định tuyển dụng (có chứng thực của nhà nước)
3. Bản sao quyết định lương hiện hưởng (có chứng thực của nhà nước).
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị chuyển ngạch:
Người viết đơn đề nghị là viên chức muốn chuyển ngạch, thì nội dung đơn cần ghi rõ:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Người làm đơn cần điền đầy đủ thông tin của người làm đơn đề nghị, tên, ngày sinh, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch, trình độ chuyên môn đào tạo, đang xếp ngạch, hệ số lương hiện hưởng, thời gian xếp ngạch, chức vụ hiện nay;
– Ghi rõ lý do, nội dung đề nghị chuyển ngạch;
– Ghi rõ tài liệu cụ thể kèm theo đề nghị chuyển ngạch.
3. Tìm hiểu về ngạch lương:
Ngạch được hiểu là tên gọi thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong đơn vị, doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật cán bộ công chức năm 2008. Ngạch lương được phân thành các mức lương chuẩn và các mức lương thâm niên, khi muốn nâng ngạch lương phải đáp ứng các điều kiện và trải qua kỳ thi để nâng ngạch.
Thông qua ngạch lương để phân biệt được trình độ và vị trí làm việc của người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Mỗi cán bộ nhân viên với vị trí công việc khác nhau thì ngạch lương của mỗi người khác nhau. Căn cứ vào chức danh nghề nghiệp của từng cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp để xây dựng ngạch lương phù hợp với cán bộ, nhân viên.
Trong ngạch lương có những quy định riêng về các mức hưởng, có thể có một hoặc nhiều ngạch lương. Dựa vào lương chuẩn và mức lương tính số bậc thâm niên mà kế toán sẽ tính được mức lương tương ứng đối với từng công nhân viên.
4. Điều kiện để thi nâng ngạch lương từ trung cấp, cao đẳng lên đại học:
4.1. Đối với viên chức:
Việc chuyển ngạch viên chức khi viên chức thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 31
– Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trên nguyên tắc: bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khi làm ở vị trí nào thì bổ nhiệm tương ứng với vị trí đó; người được bổ nhiệm phải đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
– Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp cùng hạng thì thông qua xét tuyển chức danh nghề nghiệp; nếu nâng ngạch chức danh nghề nghiệp từ thấy lên cao trong cùng ngành, lĩnh vực thì phải thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, bình đẳng, đúng pháp luật.-
– Việc đăng ký thi do viên chức tự đăng ký, khi thi nâng ngạch phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:
+ Trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên ; có đạo đức nghề nghiệp tốt, có phẩm chất chính trị; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;
+ Viên chức phải có năng lực, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Viên chức phải đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; đối với những viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác; có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số; có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi; có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận thì được miễn thi ngoại ngữ; đối với viên chức có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin thì được miễn thi tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
+Viên chức cần đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi xét thăng hạng hoặc khi đăng ký dự thi.
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng với những viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận mà trước đây đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật và chưa nhận trợ cấp bảo hiểm một lần và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì thời gian tương đương với hàng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Thời gian tương đương xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng hoặc phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi.
4.2. Đối với công chức:
Công chức phải tham gia kỳ thi nâng ngạch công chức nếu trước đây công chức đã được tuyển dụng và xếp lương theo trình độ trung cấp, cao đẳng, nay đã học nâng cấp và có bằng tốt nghiệp đại học muốn được xếp lương theo bằng đại học và khi công chức đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thì mới được bổ nhiệm vào ngạch công chức phù hợp với vị trí yêu cầu trình độ đại học.
Việc nâng ngạch công chức phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng công chức . Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
+ Công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
+ Công chức đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, văn bằng và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi; công chức đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi khi đã có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi. Hoặc với những trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ cũng đáp ứng tiêu chuẩn về tin học, ngoại ngữ theo quy định, cụ thể: công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác; có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số; có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi; có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
+ Đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi thì công chức phải đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu.
Đối với công chức trước đây đã được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận làm việc ở vị trí có yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và cơ quan có thẩm quyền dựa trên thời gian đó để làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch được tính ngạch công chức hiện giữ.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;