Trường hợp có nhu cầu, sinh viên cần phải viết đơn xin chuyển hệ đào tạo nộp lên Phòng Đào tạo của trường, nơi theo học. Vậy đơn xin chuyển hệ đào tạo viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chuyển hệ đào tạo là gì?
Mẫu đơn xin chuyển hệ đào tạo là văn bản được lập ra bởi cá nhân (học sinh/sinh viên/học viên- người đang tham gia các chương trình giáo dục, đào tạo tại các trung tâm đào tạo, cơ sở giáo dục, dạy nghề) để xin được chuyển hệ đào tạo. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, hệ đào tạo xin chuyển…
Đơn xin chuyển hệ đào tạo được gửi đến bộ phận tiếp nhận đơn và có thẩm quyền để giải quyết việc chuyển hệ đào tạo cho cá nhân (học sinh/sinh viên/học viên- người đang tham gia các chương trình giáo dục, đào tạo tại các trung tâm đào tạo, cơ sở giáo dục, dạy nghề) đó với lý do chính đáng.
2. Mẫu đơn xin chuyển hệ đào tạo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN XIN CHUYỂN HỆ ĐÀO TẠO
Kính gửi: Trường ………
Tôi tên là:………Sinh ngày:………
Nơi sinh (chỉ ghi tỉnh/thành phố): …….…Mã SV:………
Sinh viên hệ:……. lớp :……., ngành……khoá ……
Điện thoại gia đình:……Điện thoại di động:……
Nay xin được chuyển bậc đào tạo từ hệ:….., ngành:…….sang học hệ ……….ngành:………(theo đúng ngành đã học).
Lý do xin chuyển hệ: ………
Hồ sơ gửi kèm: ………
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của nhà trường về việc đăng ký học, đóng học phí liên quan tới việc chuyển bậc, chuyển hệ đào tạo.
Xin chân thành cảm ơn.
…….., ngày…tháng…năm…..
Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH/GIA ĐÌNH
(Ký và ghi rõ họ, tên, quan hệ với SV)
……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
1. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN:
Phòng Tài chính – Kế toán xác nhận Sinh viên: ……….
Đã đóng học phí đợt 1 số tiền : ……..đồng.
Ngành ………
Hệ: ………
Sinh viên sẽ đóng phí chênh lệch.
Ngành: ………
Hệ: ……….
Số tiền: ……..đồng.
Ngày…….tháng……năm 20….
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
(Ký và ghi rõ họ tên )
2. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO:
……..
P.ĐÀO TẠO
(Ký & ghi rõ họ tên)
Yêu cầu:
– Sinh viên nộp đơn này về Phòng Đào tạo trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đơn.
– Kết quả xét chuyển hệ đào tạo sẽ được Phòng Đào tạo
– Sinh viên photo đơn xin chuyển hệ đào tạo nộp về P.ĐT, bản gốc học viên giữ lại.
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chuyển hệ đào tạo:
– Điền đầy đủ các thông tin cá nhân (học sinh/sinh viên/học viên- người đang tham gia các chương trình giáo dục, đào tạo tại các trung tâm đào tạo, cơ sở giáo dục, dạy nghề)
– Ghi rõ lý do xin chuyển hệ đào tạo (bị buộc thôi học, do vấn đề về sức khỏe, do di chuyển nơi cư trú…)
4. Các thủ tục hành chính liên quan:
Quy trình nộp đơn xin chuyển hệ đào tạo
Bước 1: Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào đơn xin chuyển hệ đào tạo, kèm theo bảng điểm có chữ ký của Trưởng ban Khảo thí và Quản lý chất lượng, đóng dấu. Sau đó nộp tại phòng Đào tạo và công tác sinh viên trường.
Bước 2:Sau khi hết hạn nộp đơn Ban Quản lý đào tạo tập hợp các đơn gửi Khoa Tại chức để xếp lớp cho sinh viên, đồng thời lập danh sách gửi Ban Khảo thí và Quản lý chất lượng theo dõi xóa tên.
Bước 3: Khoa Tại chức sau khi xếp lớp cho sinh viên gửi lại Ban Quản lý đào tạo để làm căn cứ trình Giám đốc ra Quyết định cho sinh viên được chuyển hệ đào tạo.
5. Các thông tin liên quan khác:
Các hệ đào tạo chính ở Việt Nam
a) Hệ đào tạo chính quy
Hệ đào tạo chính quy thường được đào tạo và xét duyệt dựa trên điểm thi đại học của các thí sinh. Nếu bạn đủ điểm xét tuyển để đỗ vào các trường đại học này thì sau khi kết thúc chương trình học, bạn sẽ được cấp bằng chính quy.
Hệ chính quy hầu hết được đào tạo ở các trường đại học ở Việt Nam trong mọi lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, kỹ thuật, kế toán, ngân hàng, luật,…
Hệ đào tạo chính quy thường có chương trình khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông thường, hệ chính quy thường chia chương trình học thành hai khối kiến thức là kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức Đại cương thường là các môn liên quan đến lý luận chính trị như Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh , Đường lối cách mạng Đảng Công Sản Việt Nam , Tin học cơ sở,…
Kiến thức chuyên ngành : Tùy vào từng chuyên ngành cụ thể là các môn chuyên ngành sẽ khác nhau và cũng có điểm khác biệt nhất định ở cùng một chuyên ngành nhưng khác trường Đại học.
Về thời gian học, thời gian hoàn thành chương trình học hệ chính quy thường kéo dài từ 4-6 năm. Lịch học được sắp xếp vào các buổi sáng , chiều , ít khi có buổi học vào buổi tối hay thời gian khác trong ngày.
Các môn học trong hệ đào tạo chính quy gần với học phần nhất định. Có những học phần bắt buộc và học phân tự chọn để tạo điều kiện cho sinh viên có thể lựa chọn được lĩnh vực yêu thích mà vẫn đảm bảo được những kiến trúc nền tảng cơ bản.
Trước mỗi kỳ học, sinh viên sẽ phải đăng ký học phần. Nếu không đăng ký kịp thời , sinh viên đó phải chấp nhận học vào kỳ sau hoặc tuân theo sự sắp xếp của nhà trường.
Hệ đào tạo chính quy còn có một số hình thức đào tạo khác bên cạnh đại học chính quy như: – Đào Tạo liên thông: Sau khi kết thúc chương trinh cao đẳng sinh viên có thể học liên thông lên đại học cùng ngành đào tạo để sở hữu tấm bằng Đại học; Thời gian lên liên thông thường là 1,5 năm.
– Đào tạo liên kết: Sinh Viên các trường có thể học tại các trường liên kết đào tạo (thường là các trường Đại học ở nước ngoài) với trường mình đang theo học.
– Văn bằng 2: Hệ đào tạo này dành cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp đại học một chuyên ngành và muốn theo đuổi một chuyên ngành học khác.
b) Hệ đào tạo không chính quy
Hệ đại học không chính quy ( hệ tại chức ) là chương trình học được tổ chức theo đăng ký và nguyện vọng của sinh viên . Sau khi kết thúc chương trình học sinh viên sẽ nhận được tấm bằng tại chức . Và tấm bằng này có giá trị tương đương như bằng đại học chính quy. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho những bạn muốn mở rộng cơ hội về nghề nghiệp tương lai của mình.
Hệ đại học không chính quy bao gồm một số hình thức học như:
– Đại học đào tạo từ xa: Sinh viên được học từ xa qua các chương trinh giảng dạy không cần phải trực tiếp đến trường học.
– Văn bằng 1 (vừa học vừa làm): Dành cho những bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương , cần phải trải qua các kỳ thi tuyển sinh. Thời gian học thường từ 4-5 năm. Sau khi kết thúc bạn cũng sẽ sở hữu tấm bằng cử nhân của chuyên ngành theo học.
– Văn bằng 2 (vừa học vừa làm): Dành cho những bạn đã tốt nghiệp đại học, muốn học thêm văn bảng 2 theo hình thức vừa học vừa làm . Thời gian đào tạo thường là 2,5 năm .
c) Hệ đào tạo từ xa
Giáo dục từ xa hoặc học từ xa là việc giáo dục của những sinh viên có thể không phải lúc nào cũng có mặt ở trường. Theo truyền thống, điều này thường liên quan đến các khóa học qua thư trong đó học sinh học qua thư với trường qua bưu điện. Ngày nay, nó liên quan đến giáo dục trực tuyến. Một chương trình học từ xa có thể là học từ xa hoàn toàn, hoặc kết hợp giữa học từ xa và hướng dẫn trong lớp học truyền thống (được gọi là hybrid hoặc pha trộn). Cac khóa học trực tuyến mở lớn, cung cấp sự tham gia tương tác quy mô lớn và truy cập mở thông qua World Wide Web hoặc các công nghệ mạng khác, là các phương thức giáo dục gần đây trong giáo dục từ xa. Một số thuật ngữ khác (học tập phân tán, học tập điện tử, học tập trực tuyến, học tập trực tuyến, lớp học ảo, v.v.) được sử dụng gần như đồng nghĩa với giáo dục từ xa.
Đại học từ xa là một hình thức học khá tiện lợi và được khá nhiều người áp dụng hiện nay, không chỉ tiết kiệm thời và tiền bạc cho người học hơn việc học Đại học trực tiếp tại trường mà với hình thức học này thì người học cũng chẳng cần đến lớp hay phải gặp trực tiếp Giảng viên, họ chỉ cần mở máy tính và kết nối nó với mạng internet để tham gia các bài giảng trong chương trinh học Đại học của mình và họ có thể ngồi học ở bất cứ không thời gian nào và bất cứ đâu mà họ cảm thấy thoải mái nhất, ở nhà hay một quán cafe nào đó, mà không bị gò bó trong một khung hình cố định.
Chất lượng của các chương trình học ở xa ngoài việc đều được đảm bảo giống như các chương trình học Đại học trực tiếp ở trường, tức nghĩa là người học từ xa cũng sẽ phải tham gia các hình thức kiểm tra , đánh giá như người học trực tiếp và sau khi hoàn thành xong khóa học người học cũng sẽ được trường Đại học tổ chức hình thức học Đại học từ xa đó cấp bằng như bình thường với hình thức học này thì người học sẽ phải tự học là chính , tức là ngoài việc học qua các bài giảng trên Internet thì người học có thể tự học qua việc đọc tài liệu và nghiên cứu các giáo trình được cung cấp san bằng nhiều hình thức phương tiện khác nhau như phát thanh, truyền hình hay các phương tiện phục vụ nghe nhìn cá nhân,…
Kiến nghị chuyển hệ cao đẳng về Bộ GD-ĐT
Ngày 17/3/2021, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề xuất chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ GD&ĐT. Hiệp hội đã chỉ ra những bất cập, hạn chế và khó khăn khi chuyển trường cao đẳng về cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Việc này tạo khó khăn cho công tác hướng nghiệp, phân luồng và liên thông; khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể về giáo dục đào tạo. Ngoài ra, còn có nhiều hạn chế trong tuyển sinh đào tạo, kiểm định chất lượng, chồng chéo trong quản lý… Do vậy Hiệp hội này kiến nghị Quốc hội sớm điều chỉnh các luật về giáo dục theo định hướng đưa trình độ Cao đẳng về trở lại bậc giáo dục Đại học; đổi tên