Tổ chức hoặc người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình muốn thực hiện việc quyền chuyển giao đất nông nghiệp thì phải thực hiện viết đơn xin chuyển giao gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền để được giải quyết. Vậy đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp là gì?
Căn cứ vào quy định của Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp gồm:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Như vậy thì, đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp là mẫu đơn hành chính do cá nhân lập ra gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sử dụng trong các trường hợp chủ sử dụng không còn mong muốn sử dụng đối với phần diện tích đất mình có quyền và muốn bàn giao cho một cá nhân, tổ chức khác nhằm lợi ích kinh tế hoặc một thỏa thuận trao đổi. Đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp phải nêu được các nội dung về thông tin của tổ chức hoặc người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, và việc chuyển giao giao đất nông nghiệp,..
Đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp là văn bản ghi chép lại những thông tin của tổ chức hoặc người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, và việc chuyển giao giao đất nông nghiệp,.. Ngoài ra, đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp còn là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc chuyển giao đất nông nghiệp cho tổ chức hoặc người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
2. Mẫu đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh ngày….tháng…..năm….
ĐƠN XIN CHUYỂN GIAO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
– Căn cứ
Kính gửi: – UBND…
– Sở tài nguyên và môi trường……
Tên tổ chức hoặc người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:…
Số CMND:…….ngày cấp………nơi cấp……
Hoặc giấy chứng nhận ĐKKD:…….ngày cấp…………nơi cấp…….đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp được sử dụng trong các trường hợp chủ sử dụng không còn mong muốn sử dụng đối với phần diện tích đất mình có quyền và muốn bàn giao cho một cá nhân, tổ chức khác nhằm lợi ích kinh tế hoặc một thỏa thuận trao đổi.
Địa chỉ:…… Số điện thoại:……
Địa điểm khu đất:…
Diện tích khu đất:……
Nội dung chuyển giao đất nông nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 179
“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế”
Dựa trên quy định của Luật đất đai được nêu trên đây, tôi thấy mình đã đủ các điều kiện để được chuyển giao đất nông nghiệp. Vì vậy, tôi mong UBND, Sở Tài nguyên môi trường đáp ứng nguyện vọng của tôi.
Tôi rất mong nhận được sự chấp thuận của các quý cơ quan trong thời gian sớm.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp:
Phần kính gửi yêu cầu người làm đơn sẽ ghi cụ thể Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc chuyển giao đất nông nghiệp( Ủy ban nhân dân, Sở tài nguyên và môi trường)
Phần nội dung của đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết, nội dung chuyển giao đất nông nghiệp. Các thông tin mà người làm đơn cung cấp phải chi tiết, chính xác, rõ ràng và hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn xin chuyển giao đất nông nghiệp người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Chuyển giao quyền sử đất thông qua hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
4.1. Hồ sơ để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập tại tổ chức công chứng nơi có đất.
4.2. Trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và
+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 3: Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.
Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và
Bước 4: Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định.
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định sau:
+ Thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Sau khi nhận hồ sơ bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê, Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất;
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; ký
+ Văn phòng đăng ký đất đai gửi hợp đồng thuê đất cho người mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;
+ Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất theo quy định
Như vậy, để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ cùng những giấy tờ pháp lý mà bài viết cung cấp ở trên. Sau đó sẽ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo một trình tự, thủ tục được quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.