Quá trình được trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam phải trải qua các giai đoạn từ đảng viên dự bị cho đến lúc được xét duyệt để chuyển đảng chính thức. Một trong những giấy tờ cần thực hiện để được chuyển đảng chính thức là đơn xin chuyển đảng chính thức.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin chuyển đảng chính thức là gì?
Điều lệ Đảng (khóa XI) quy định:
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Như vậy, Chuyển đảng chính thức là việc Đảng viên được trở thành đảng viên chính thức của Đảng cộng sản Việt Nam, sau khi kết thúc quá trình thử thách (thời gian thử thách là 12 tháng, nếu vi phạm có thể bị kéo dài thời gian thử thách), trong thời gian thử thách, đảng viên được gọi là đảng viên dự bị.
Đơn xin chuyển Đảng chính thức là văn bản bày tỏ nguyện vọng của Đảng viên khi đủ điều kiện sau thời gian thử thách mong muốn trở thành đảng viên chính thức của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đơn xin chuyển Đảng chính thức là giấy tờ bắt buộc, là căn cứ để chi bộ đảng xem xét cá nhân đã có nguyện vọng, điều kiện để chuyển đảng hay chưa.
2. Mẫu đơn xin chuyển Đảng chính thức:
ĐẢNG BỘ ………
CHI BỘ ĐẢNG ……
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……., ngày…tháng…năm..
ĐƠN XIN CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC
Kính gửi: ……
– Tôi tên là: ……..
– Dân tộc: …….. Tôn giáo: ………
– Sinh ngày: …….
– Nơi sinh: …….
– Nơi ở hiện nay: …….
– Nghề nghiệp: …….
– Trình độ chuyên môn: …….
– Ngày vào Đảng: ……….
Đã qua lớp bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị cho Đảng viên mới ngày ………. tại …….
Qua nghiên cứu điều lệ Đảng cộng sản Viên Nam. Được sự giáo dục, bồi dưỡng của chi bộ ….. Tôi đã nhận thức được rằng Đảng là lực lương tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam giác ngộ cách mạng nhất, triệt để nhất. Là tổ chức rộng rãi của những người yêu nước. Mục đích của Đảng là chiến đấu cho Cộng Sản, xây dựng một đất nước giàu đẹp, công bằng, văn minh và hạnh phúc.
Đảng viên là người luôn gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác và chiến đấu. Đảng viên còn là người luôn đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đảng viên không ham danh vọng, không chuộng hư vọng. Vào Đảng là suốt đời cống hiến sức lực của mình cho nhân dân, cho cách mạng, phấn đấu cho lý tưởng của Đảng quang vinh.
Chính vì vậy tôi viết đơn này đề nghị chi bộ …….., Đảng ủy ……. chuẩn y cho tôi được vào Đảng chính thức.
Tôi xin hứa nguyện trung thành với mục tiêu và lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi xin chân thành cám ơn!
….., ngày…tháng…năm..
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chuyển Đảng chính thức:
– Đảng bộ: Tên đảng bộ quản lý chi bộ trong cùng một cơ quan (Ví dụ: Đảng bộ Trường Đại học Luật Hà Nội)
– Chi bộ: Tên chi bộ quản lý trực tiếp đối với đảng viên (Ví dụ, chi bộ sinh viên số 2)
– Người viết đơn viết rõ ngày, tháng, năm viết đơn.
– Kính gửi: Chi bộ đảng viên sinh hoạt.
– Tôi tên là, sinh ngày, nơi sinh, tôn giáo: Người viết đơn viết theo nội dung giấy khai sinh.
– Nơi ở hiện nay: Đảng viên ghi rõ địa chỉ (số nhà, tên đường, quận, thành phố).
– Nghề nghiệp: ghi rõ nghề nghiệp hiện tại.
– Trình độ chuyên môn: Đảng viên ghi trình độ chuyên môn cao nhất.
– Ngày vào đảng được ghi theo quyết định kết nạp đảng
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề liên quan:
– Điều kiện chung:
Về tuổi đời
Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Về trình độ học vấn
Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
Nhiệm vụ do tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phân công.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội… Chi bộ có trách nhiệm giúp đỡ, kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm. Đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp ủy cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và rút kinh nghiệm. Việc đánh giá kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ hằng năm của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành tổ chức chính trị – xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.
– Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên chính thức, theo hướng dẫn 01/HD-TƯ hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng:
Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:
– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
–
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
– Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét về đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.
– Bản nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú
Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
– Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền
+ Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này.
+ Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.
– Thủ tục xóa tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách
+ Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.
+ Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.
+ Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xóa tên thì ra quyết định xóa tên.
+ Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xóa tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.
Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức
– Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 4 của Hướng dẫn này gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức.
– Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất;