Trong quá trình công tác và làm việc, khi có sự việc bất khả kháng xảy ra và người lao động có nhu cầu xin thay đổi nơi làm việc thì phải làm đơn xin chuyển công tác và gửi lên cấp trên để được phê duyệt. Có nhiều mẫu đơn áp dụng cho trường hợp trên như đơn xin chuyển công tác, đơn đề nghị chuyển công tác, đơn xin điều chuyển công tác.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin chuyển công tác là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin chuyển công tác:
- 3 3. Mẫu đơn đề nghị chuyển công tác:
- 4 4. Đơn xin điều chuyển công tác:
- 5 5. Hướng dẫn cách viết đơn xin điều chuyển công tác:
- 6 6. Hồ sơ xin chuyển công tác gồm những gì?
- 7 7. Hưởng trợ cấp chuyển công tác đối với cán bộ chuyển công tác:
- 8 8. Điều kiện chuyển công tác khi học xong đại học:
1. Đơn xin chuyển công tác là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về đơn xin chuyển công tác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, đơn vị công tác.
Loại đơn này không được sử dụng phổ biến ở các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ lẻ mà thường sử dụng nhiều ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…
Cụ thể sử dụng chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động trong các ngành như công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.
2. Mẫu đơn xin chuyển công tác:
Tải về đơn xin chuyển công tác
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Tên tôi là: ………Sinh ngày…… / …….. /…..
Quê quán: ….
Trú quán:….
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: …….
Đơn vị công tác hiện nay: …..
Ngày vào ngành……./……./………. Ngày về đơn vị công tác hiện nay……../……./….
Đơn vị xin chuyển đến: ……..
Lý do xin chuyển công tác: …..
Vậy tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ……., xét cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
…….., ngày…….. tháng…… năm 20……
Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM ĐƠN
QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Mẫu đơn đề nghị chuyển công tác :
Tải về đơn đề nghị chuyển công tác
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Tôi tên là:….
Sinh ngày:……tháng………năm ……
Quê quán:……
Hộ khẩu thường trú:….
Trình độ học vấn:………
Trình độ chuyên môn:……
Công việc hiện tại đang đảm nhận:…….
Ngày, tháng, năm vào ngành:…….
Quá trình công tác:………..
Hoàn cảnh gia đình và bản thân (chế độ chính sách nếu có):
……..
…, ngày….. tháng…. năm….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
4. Đơn xin điều chuyển công tác:
Tải về đơn xin điều chuyển công tác
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
ĐƠN XIN ĐIỀU CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Tên tôi là: …..Sinh ngày…… / …….. /..
Quê quán: …..
Trú quán:…..
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ….
Đơn vị công tác hiện nay: …..
Ngày vào ngành……/……/…… Ngày về đơn vị công tác hiện nay……/……/…..
Đơn vị xin chuyển đến: ……
Lý do xin chuyển công tác: ……..
Vậy tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ……., xét cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
…….., ngày…….. tháng…… năm 20……
Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM ĐƠN
QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ, tên)
5. Hướng dẫn cách viết đơn xin điều chuyển công tác:
Phần mở đầu đơn xin chuyển công tác
Phải có đầy đủ các nội dung sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ.
– Tiêu đề.
– Kính gửi.
Phần nội dung
Trong phần nội dung này, Quý khách hàng cần ghi rõ thông tin của người làm đơn như: họ tên, chức vụ, nơi công tác, hay thâm niên làm việc…. Sau đó trình bày về lý do xin chuyển công tác.
Đơn xin chuyển công tác phải được trình bày rõ ràng và nêu bật được mục đích chính. Lý do thuyết phục việc như vậy thì đơn xin mới được xét duyệt nhanh chóng.
Vị trí xin chuyển công tác ở đâu, ghi rõ địa điểm làm việc mà Quý khách hàng muốn chuyển đến. Nếu là xin chuyển bộ phận công tác hay vị trí công tác thì phải nêu rõ bộ phận, vị trí mà chuyển đến .
Phần cuối đơn xin chuyển công tác
Quý khách hàng nên cam kết hoặc hứa hẹn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết thúc đơn xin chuyển công tác phải viết câu cảm ơn.
6. Hồ sơ xin chuyển công tác gồm những gì?
Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hay mỗi tỉnh sẽ có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ trong hồ sơ xin chuyển công tác, nhưng nhìn chung sẽ có các giấy tờ cơ bản dưới đây:
– Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;
– Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;
– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
– Bản sao hộ khẩu.
Với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:
– Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;
– Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…
7. Hưởng trợ cấp chuyển công tác đối với cán bộ chuyển công tác:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nhân viên trường học chuyển công tác Vùng đặc biệt khó khăn chồng tôi la cán bộ trạm xá chuyển công tác Vùng đặc biệt khó khăn hai vợ chồng cùng xã tôi chuyển trước chồng một tháng .Hỏi luật sư tôi có được hưởng trợ cấp chuyển gia đình không? Trợ cấp lần đầu =12 tháng lương cơ bản.xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là nhân viên trường học được điều chuyển công tác lên vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và chồng bạn cũng chuyển công tác lên vùng đó. Vì bạn và chồng bạn thuộc đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước được điều chuyển lên vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khắn nên Nhà nước có những chính sách hỗ trợ các trường hợp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định tại Điều 2
“Cán bộ, công chức và người hưởng hương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”
Theo Điều 4
“1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng quy định tại Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP như sau:
“1. Đối tượng và mức trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng thực hiện theo quy định tại Điều 6
2. Trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi quy định tại Khoản 2, Điều 6
3. Trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng và trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí phân công công tác chi trả một lần.”
Mức trợ cấp lần đầu theo Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP là 10 tháng lương tối thiểu vùng.
Từ những quy định trên có thể thấy theo thông tin bạn cung cấp thì ngoài phụ cấp thu hút thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng chỉ áp dụng một lần cho cả thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Mức phục cấp sẽ được thực hiện theo quy định trên.
8. Điều kiện chuyển công tác khi học xong đại học:
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi công ty luật Dương Gia, rất mong được tư vấn: Tôi vừa được Đại hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Cao Bằng (Thành phố trực thuộc tỉnh). tôi có nguyện vọng muốn chuyển sang một vị trí công tác khác nhưng tôi bị vướng và được phòng tổ chức trả lời là không chuyển được vì tôi vẫn đang hưởng luong bậc cao đẳng (tôi học xong Đại học tháng 8/2014) và học xong đại học nhưng chưa đủ 60 tháng nên chuyển sang những tổ chức chính trị cũng không được (dù nhưng vị trí dó cũng do đại hội bầu). rất mong được tư vấn. xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 12 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức thuộc đối tượng là công chức luân chuyển là công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các tổ chức đó trả lương.
Theo đó hướng dẫn của của
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thì trường hợp bạn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội chữ thập đỏ thành phố Cao Bằng ( thành phố trực thuộc tỉnh ), tương đương cấp huyện, như vậy, trong trường hợp này, bạn không được xác định là công chức, mà được xác định là viên chức. Nay có nguyện vọng chuyển sang một vị trí công tác khác
Điểm c Khoản 1 Điều 19
“Điều 19. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
b) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức, tuy nhiên, một trong những điều kiện phải bảo đảm là có trình độ đào tạo đại học trở lên, có kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên và đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Trường hợp bạn mới học xong đại học từ tháng 8/2014, đến thời điểm chuyển chưa đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, do vậy chưa đủ điều kiện xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển.