Hôn nhân dị giáo bị ngăn trở tiêu hôn, nên phải được miễn chuẩn ngăn trở thì mới kết hôn thành sự Sẽ không được Đấng Bản quyền miễn chuẩn nếu không chu toàn những điều kiện về việc bên Công giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa tội và được giáo dục trong Giáo hội Công giáo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chuẩn hôn nhân khác đạo là gì?
Mẫu đơn xin chuẩn hôn nhân khác đạo là mẫu đơn soạn gửi tới đức cha, giáo phận… để xin chuẩn hôn nhân khác đạo.
Mẫu đơn xin chuẩn hôn nhân khác đạo là mẫu đơn được lập ra để xin được chuẩn hôn nhân khác đạo
2. Mẫu đơn xin chuẩn hôn nhân khác đạo:
GIÁO PHẬN …………
Giáo hạt: ………………
Giáo xứ: ………………
ĐƠN XIN CHUẨN HÔN NHÂN KHÁC ĐẠO
(Phải viết bằng tay)
Kính gửi: Đức Cha ……….
Giám mục giáo phận ……..
Con tên là (tên thánh, họ tên): ……………….
Sinh ngày ………….. tháng ……….. năm ……………….
Rửa tội ngày………………. tháng …………. năm ……………… Sổ Rửa tội: …………..
Thêm sức ngày…………. tháng …………. năm ……………… Sổ Thêm sức: …………
Con ông (tên thánh, họ tên): ……………
Và bà (tên thánh, họ tên): ………..
Hiện ở (địa chỉ đầy đủ):………….
Thuộc Giáo xứ: …………
Con dự định kết hôn với anh/cô
……………..
Sinh ngày …….. tháng … năm……. tại …….
Tôn giáo: ………..
Con ông: …………
Và bà: ………..
Hiện ở (địa chỉ đầy đủ): …………
…………
Bạn con hiện …….. có gia đình.
Bạn con chưa muốn vào Đạo vì: …………
nên con làm đơn này xin Đức Cha ban Phép Chuẩn Hôn Nhân Khác Đạo cho chúng con.
Phần con, con cam kết:
– Sẵn sàng tránh xa mọi nguy cơ làm tổn hại đức tin;
– Sẽ hết sức cố gắng để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong đức tin Công giáo.
– Bạn con đã được
– Cả hai chúng con đều hiểu biết về bản chất, những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân Kitô giáo, và không loại trừ điều gì.
Kính xin Đức Cha ban phép chuẩn và chúc lành cho hôn nhân của chúng con.
……….., ngày…tháng…năm…
Bên không Công giáo
(Ký và ghi họ tên)
Bên Công giáo
(Ký và ghi họ tên)
Ý kiến của Cha Quản xứ hoặc Cha đặc trách:
Con là ………… , Quản xứ (hoặc đặc trách) giáo xứ , xác nhận những điều trong đơn xin chuẩn hôn nhân khác đạo của anh/chị …………. đúng sự thật.
Con đã làm đủ các thủ tục cho anh/chị ………….. trước khi kết hôn theo Giáo luật.
Kính xin Đức Cha ban chuẩn hôn nhân khác đạo cho anh/chị
…, ngày…tháng…năm…
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi đầy đủ thông tin cá nhan
– Kết hôn với ai
– cam kết: Sẵn sàng tránh xa mọi nguy cơ làm tổn hại đức tin;
– Sẽ hết sức cố gắng để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong đức tin Công giáo.
– Bạn con đã được
– Cả hai chúng con đều hiểu biết về bản chất, những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân Kitô giáo, và không loại trừ điều gì.
– Kính xin Đức Cha ban phép chuẩn và chúc lành cho hôn nhân của chúng con.
– Cuối cùng là ý kiến của cha và chữ kí của người làm đơn
4. Thông tin liên quan:
– Việc chuẩn hôn phối như sau: Giáo Hôi Công giáo luôn tôn trọng tình yêu đôi lứa, và không đưa ra bất cứ một hình thức kỳ thị nào trong việc biểu tỏ tình yêu của đôi bạn nam nữ. Tuy nhiên, trong khi nỗ lực hoạt động để bảo vệ phẩm giá của hôn nhân gia đình, Giáo Hội cũng không thể bỏ quên sứ vụ chính yếu của mình là mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Vì thế, việc bảo vệ đức tin của các tín hữu là trách nhiệm hàng đầu của Giáo Hội như là Mẹ, bởi chính Giáo Hội sinh ra các kitô hữu.
– Vì thế mà đặt ra ngăn trở tiêu hôn vì lý do đức tin là để minh định rằng: đức tin là ân huệ lơn lao nhất của người tín hữu, và nó không được đánh đổi bởi bất cứ lý do gì, vì đánh mất đức tin là đánh mất sự sống đời đời.
– Tuy nhiên, Giáo Hội như là Mẹ hiền, luôn đồng cảm với thân phận yếu đuối của con người, và thấu hiểu được lý lẽ của con tim, nên Giáo Hội đã đưa ra sự chuẩn chước cho con cái của mình khi muốn kết hôn với người không phải là công giáo. Đưa ra sự chuẩn chước này một mặt Giáo Hội tôn trọng tình yêu đôi lứa, mặt khác Giáo Hội vẫn thể hiện sự quan tâm về đời sống đức tin của con cái mình.
– Điều kiện để được chuẩn hôn phối: Phép chuẩn hôn phối được ban do Đấng bản quyền địa phương. Theo Giáo luật khoản 1125: Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép ấy; tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây:
+ Bên công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Đức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo.
+ Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên công giáo.
+ Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.
+ Tuổi để được chuẩn hôn phối: Về tuổi để được chuẩn hôn phối thông lệ vẫn theo số tuổi kết hôn thành sự. Theo Giáo luật Người nam phải đủ 16 tuổi, người nữ phải đủ 14 tuổi. Tuy nhiên Hội đồng Giám Mục có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp. Cách chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qui định tuổi kết hôn theo luật Hôn Nhân và Gia Đình tại Việt Nam: nam bước vào tuổi 20 và nữ bước vào tuổi 18. Ngoài ra, mỗi Giáo phận vì lý do mục vụ, Đức Giám Mục Giáo phận có quyền qui định tuổi để được chuẩn hôn phối.
– Đối với Việc cử hành thánh lễ hôn phối dành cho các đôi chuẩn hôn phối: Thánh lễ hôn phối diễn tả mầu nhiệm Đức Kitô yêu thương Hôi Thánh, được biểu tỏ cách cụ thể qua giao ước hôn nhân của hai người nam nữ kitô hữu. Giáo ước hôn nhân này vì thế được gọi là bí tích.
– Về Giao ước hôn nhân giữa một người được rửa tội và một người không được rửa tội không đủ yếu tố để trở thành bí tích, vì thế, việc cử hành hôn phối này trong Thánh Lễ sẽ không đạt tới mục đích của Thánh Lễ Hôn phối. Ngoài ra Thánh Lễ là một Mầu nhiệm dành cho những người có đức tin, bởi nếu không có đức tin họ sẽ không thể tuyên xưng điểm cốt yếu của mầu nhiệm Thánh Thể: tuyên xưng Chúa Giêsu Chết, Phục sinh và Đến trong vinh quang, và như vậy Thánh Lễ đối với họ đơn giản chỉ là một nghi lễ bình thường mang đặc tính của một tín ngưỡng chứ không phải là hình thức phụng vụ mang đặc tính tôn giáo. Và thật là không hay khi trong Thánh Lễ hôn phối giữa hai vợ chồng đã có hai cái nhìn khác nhau ngay từ giây phút tỏ bày giao ước hôn nhân. Vì vậy, bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã chuẩn bị một nghi thức cử hành hôn phối ngoài thánh lễ, đặc biệt dành cho người công giáo kết hôn với người không công giáo.
– Nghi thức được tiến hành như sau:
– Cử hành kết hôn khác đạo phải theo nghi thức cử hành hôn phối ngoài Thánh Lễ. Có thể linh động cử hành kết hôn khác đạo trước hay sau Thánh Lễ. Cũng có thể cử hành nghi thức kết hôn trong nhà thờ hoặc một nơi thích hợp khác và Nơi thích hợp khác có thể là tại tư gia. Tuy nhiên, việc cử hành kết hôn tại tư gia chỉ nên áp dụng cho trường hợp thành sự hóa hay hợp thức hóa hôn phối cho đôi hôn phối đã sống chung hay chỉ đã kết hôn theo luật dân sự, và nay bên lương lại không chấp nhận đến nhà thờ.
– Về việc thờ cúng tổ tiên như sau: Người tân tòng trở về nhà cha mẹ mình, hay người phối ngẫu sống trong gia đình bố mẹ vợ/chồng ngoại giáo. Được thực hành những việc đốt hương, nhang, đèn, nến trên bàn thờ gia tiên; Được vái lạy trước bàn thờ gia tiên hay giường thờ tổ tiên, vì là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính đối với ông bà tổ tiên; Ngày “kỵ nhật” (tức ngày giỗ) được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương, Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương, Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng quen gọi là “Phúc thần” tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng.
Trên đây là các thông tin về hôn nhân khác đạo và xin chuẩn hôn nhân khác đạo với các thông tin như mẫu đơn, hướng dẫn, thông tin đi kèm để có thê xin chuẩn hôn nhân khác đạo được tiến hành nhanh nhất.