Trường hợp giấy khai sinh bị sai thông tin thì sửa thông tin ở đâu, làm thế nào đẻ sửa thông tin trên giấy khai sinh đúng theo quy định của pháp luật? mẫu đơn xin sửa giấy khai sinh ra sao? thủ tục như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh là gì?
Đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh là đơn với các thông tin của cá nhân xin chỉnh sửa giấy khai sinh khi thông tin ghi trên giấy khai sinh chưa chính xác.
Đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh được thực hiện trong các trường hợp vì lý do nào đó mà giấy khai sinh của một cá nhân bị sai thông tin hoặc mong muốn được thay đổi. gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét sửa lại giấy khai sinh.
2. Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
……., ngày…tháng…năm……
Đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã( phường, thị trấn)……
– Ủy ban nhân dân huyện (thành phố)……
Căn cứ NĐ số 158/2005/NĐ – CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Tôi tên là:………. Sinh ngày:……
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……
Nơi cấp:…….. cấp ngày……tháng……năm……
Tại:………
Địa chỉ thường trú:………
Địa chỉ hiện tại:………
Số điện thoại:………
Điều nghị điều chỉnh thông tin giấy khai sinh cho:………
Nơi đăng ký:………
Ngày, tháng, năm đăng ký:………
Họ tên người đi khai sinh:………
Quan hệ với người được đề nghị điều chỉnh:…………
Lý do viết đơn: Vào ngày……tháng……năm……, hai vợ chồng tôi có lên ủy ban nhân dân…….để làm giấy khai sinh cho con gái hiện đang …….tháng tuổi. Cháu……. Nhưng do gia đình có việc bận, hai vợ chồng tôi phải rời đi luôn mà không kiểm tra kỹ lại thông tin. Về nhà mới phát hiện ra giấy khai sinh của con có một thông tin chưa chính xác. Cụ thể là ở mục giới tính: Cháu hiện là nữ nhưng trên giấy khai sinh lại ghi giới tính nam.
Xét thấy: Khoản 2 Điều 36, và Khoản 1 Điều 37 NĐ số 158/2005/NĐ – CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:
“2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký”.
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;”
Tôi làm đơn này để xin được chỉnh sửa lại thông tin trên giấy khai sinh cho gái, kính mong cán bộ…….chỉnh sửa, hoàn thiện lại thông tin trên giấy tờ giúp tôi.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, và tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
3. Hướng dẫn viết đơn theo luật:
Theo
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch.
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú.
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
– Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
– Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Vậy khi sai một trong các nội dung như trên:
– Để đảm bảo Đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh được chấp nhận và nhu cầu được thực hiện, người xác lập đơn cần chuẩn bị những căn cứ để chứng minh cho nhu cầu của mình ví dụ như Giấy chứng sinh (đối với trẻ em), Giấy xác nhận của Ủy ban hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thông tin điều chỉnh hoặc sai lệch, nhầm lẫn về những trường thông tin có trong Giấy khai sinh như thông tin bố, mẹ, địa chỉ thường trú, nơi sinh, cùng các giấy tờ khác có liên quan.
– Trong trường hợp người làm đơn muốn thay đổi chỉ vì nhu cầu cá nhân và không có căn cứ, thì cần chứng minh được nhu cầu đó là cấp thiết và gây ảnh hưởng đến bản thân nếu không được thay đổi. Các căn cứ có thể từ việc nhầm lẫn trong gia đình, trở ngại trong công việc, tên xấu hoặc lý do khác.
4. Thủ tục xin sửa lại giấy khai sinh:
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 123/2015 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch:
Giá trị pháp lý của giấy khai sinh được quy định như sau:
– Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
– Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Như vậy Giấy khai sinh được xem là một trong những loại loại giấy tờ quan trọng của cá nhân mà mọi giấy tờ khác của cá nhân có chứa các nội dung liên quan như họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, giời tính, dân tộc, quan hệ cha, mẹ… phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trong trường hợp nội dung hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với Giấy khai sinh thì cá nhân, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ sao cho đúng nội dung được ghi trong Giấy khai sinh
Ngoài ra Về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch Điều 7 Nghị định 123 có quy định:
– Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
– Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được xác định và thực hiện theo quy định tại điều 28 Luật Hộ tịch như sau:
– Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
– Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
– Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Mẫu đơn và hướng dẫn các thủ tục sửa lại giấy khai sinh theo quy định hiện hành cùng các thông tin liên quan hữu ích cho bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý: