Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Do đó trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc. Vậy mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc mới nhất được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin chấm hợp đồng làm việc là gì?
– Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc là văn bản khi người lao động có mong muốn được chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc. Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động phải đảm bảo những nội dung chính như: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên mẫu đơn, nội dung của mẫu đơn, lý do chấm dứt hợp đồng lao động, chữ ký của giám đốc…
– Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, tránh tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động một cách ba bãi, việc chấm dứt hợp đồng lao động cần phải có lý do đồng thời phải tuân theo những thủ tục pháp lý nhất định.
– Thông thường, có hai cách quy định về căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động, đó là cách quy định mang tính định tính và cách quy định mang tin định lượng Quy định căn cứ chấm dứt hợp đồng mang tính định lượng là việc pháp luật quy định cụ thể các căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động. Các bên chấm dứt hợp đồng phải đưa ra được các căn cứ cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc được dùng để sử dụng khi người lao động có mong muốn nghỉ việc. Theo quy định của pháp luật, ăn cứ chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật quy định theo hướng định lượng, tức là quy định cụ thể các căn cứ để người lao động và người sử dụng lao động được quyền chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng lao động có thể chấm dứt bởi nhiều căn cứ, có thể do hợp đồng lao động hết thời hạn, có thể do hai bên thỏa thuận hoặc cũng có thể do ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ lao động.
2. Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty…………(1)
Trưởng phòng…………(2)
Tên tôi là:……… Giới tính:……(3)
Sinh ngày:……… Nơi sinh:……(4)
Số chứng minh thư/ thẻ căn cước:……(5)
Cấp ngày:………. Nơi cấp:……(6)
Nhân viên bộ phận:……….. Chức vụ:………(7)
Nay tôi làm đơn này trình Ban Giám đốc Công ty(1)…….. xem xét phê duyệt cho tôi được thôi việc từ ngày…. tháng… năm…
Lý do nghỉ việc: ……(8)
Tôi xin cam kết sẽ hoàn thành đầy đủ những công việc được giao trước khi thôi việc.
Kính mong Ban giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
.., ngày…… tháng…..năm…..
Ý kiến trưởng phòng Người làm đơn
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động:
(1): Điền tên công ty mà người đó làm việc
(2): Điền tên trưởng phòng
(3): Điền tên, giới tính của người xin nghỉ việc, làm việc.
(4): Điền ngày sinh, nơi sinh của người xin nghỉ việc, làm việc.
(5): Điền số chứng minh thư/ căn cước công dân của người xin nghỉ việc, làm việc.
(6): Điền nơi cấp, ngày cấp chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân.
(7): Điền bộ phận, chức vụ của người xin nghỉ việc.
(8): Điền lý do nghỉ việc.
4. Quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động:
– Hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động: hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động được hiểu là việc chấm dứt hợp đồng do ý chỉ của cả hai bên chủ thể trong quan hệ lao động quyết định Điều đó có nghĩa hai bên chủ thể trong quan hệ lao động thống nhất với nhau, đồng thuận với nhau và củng nhất thì việc chấm dứt hợp đồng.
– Việc chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên chủ thể thông quan hệ lao động có thể được biểu hiện dưới hình thức hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc hai bên thống nhất trước với nhau công việc phải hoàn thành trong hợp đồng và khi công việc được hoàn thành thị hợp đồng lao động sẽ chấm dứt. Theo Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm các trường hợp:
– Hết thời hạn hợp đồng lao động trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Đề 177 Bộ luật lao động năm 2019 Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên thỏa thuận với nhau về thời hạn của hợp đồng (có thể là hợp đồng 1 năm 2 năm, 3 năm). Vì vậy, thông thường khi hết thời hạn này, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt, trừ trường hợp đặc biệt như hai bên gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng lao động mới.
– Cũng có những trường hợp hợp đồng lao động tuy hết thời hạn nhưng không làm chấm dứt quan hệ lao động giữa các bén dù hai bên không gia hạn hợp đồng hay giao kết hợp đồng lao động mới như trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn nhưng Người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Đối với trường hợp Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết thời hạn của hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết cho đến khi hết nhiệm kỳ Do đó, mặc dù hợp đồng lao động của Người lao động là cán bộ công đoàn có thể đã hết thời hạn nhưng hợp đồng lao động cũng sẽ không đương nhiên chấm dứt.
– Đã hoàn thành công việc trong hợp đồng. Đây là trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động, các bên đã xác định và thống nhất trước công việc mà Người lao động phải hoàn thành theo hợp đồng Bởi vậy, khi công việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động được hoàn thảnh thì hợp đồng lao động cũng chấm dứt
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu là trường hợp hợp đồng lao động tuy đang còn thời hạn nhưng các bên thỏa thuận với nhau chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế, việc chấm dứt này thường được thực hiện bằng việc một bên trong quan hệ lao động (Người lao động hoặc Người sử dụng lao động) đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động và được bên kia đồng ý và hai bên tiến tới chấm dứt hợp đồng.
* Chấm dứt hợp đồng lao động do sự kiện pháp phát sinh:
– Chấm dứt hợp đồng lao động do sự kiện pháp lý phát sinh được hiểu là hợp đồng lao động chấm dứt không phụ thuộc vào ý chỉ của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động mà do sự kiện pháp lý phát sinh Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do sự kiện pháp lý phát sinh bao gồm:
– Người lao động bị kết án phạt: Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trong hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động bị chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuốc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
* Hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ lao động:
– Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ lao động còn được gọi là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thực chất là trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn nhưng một bên trong quan hệ lao động quyết định chấm dứt hợp đồng. Việc bên kia đồng ý hay không đồng ý không ảnh hưởng đến
– Hợp đồng lao động được hình thành trên cơ sở thương lượng thỏa thuận giữa Người lao động và Người sử dụng lao động. Vì vậy, việc hợp đồng lao động chấm dứt cũng có thể do ý chí của một bên, Người lao động hoặc Người sử dụng lao động
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên đã thoả thuận với nhau về thời hạn thực hiện hợp đồng. Về nguyên tắc, các bên việc làm. Vì vậy, để tránh tình trạng lạm quyền, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách ba bãi, Người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cần phải có căn cứ và phải tuân theo những thủ tục nhất định Thông thường, những căn cứ để cho phép Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là do lỗi của Người lao động hoặc vì những lý do khách quan mà Người sử dụng lao động không thể khắc phục được hoặc vì sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
– Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi có các lý do sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động do lỗi của Người lao động hoặc w i do khách quan: Khi Người lao động có lỗi hoặc vì lý do khách quan mà Người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể giải quyết được thi Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Việc chấm dứt này nhằm đảm bảo quyền quản lý lao động của Người sử dụng lao động Theo Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019, Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động:
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của Người sử dụng lao động. Quy chế đánh bả
mức độ hoàn thành công việc cho Người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện Người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện Người lao động tại cơ sở.
– Người lao động bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và khả năng lao động chưa hồi phục, Khỉ sức khoẻ của Người lao động binh phục thì Người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với Người lao động.
– Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm hoãn hợp đồng.
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lí do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng Người lao động.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, dù có các cản cử nêu trên nhưng Người sử dụng lao động vấn sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với Người lao động. Đó là các trường hợp như Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. | Để chấm dứt hợp đồng lao động đối với Người lao động một cách hợp pháp, ngoài căn cứ chấm dứt, Người sử dụng lao động còn phải thực hiện nghĩa vụ báo trước. Cụ thể, Người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày đổi với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với