Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu, đơn xin tách hộ khẩu gia đình mới nhất. Tải về mẫu đơn xin cắt hộ khẩu gia đình và hướng dẫn cách viết đơn xin tách hộ khẩu gia đình mới nhất và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu :
Căn cứ theo Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 thì Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi quý bạn đọc thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Như vậy, hiện nay sổ hộ khẩu đã không còn được sử dụng. Tuy nhiện, quý bạn đọc quan tâm đến đến sổ hộ khẩu và vấn đề cắt hộ khẩu, chuyển khẩu. Do vậy, Luật Dương Gia gửi tới Quý bạn đọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
(Phần lưu tại cơ quan cấp giấy)
1. Họ và tên:……..
2. Tên gọi khác (nếu có):…..
3. Ngày, tháng, năm sinh:…… 4. Giới tính:…
4. Nơi sinh:…..
5. Nguyên quán:…..
6. Dân tộc:……… 8. Tôn giáo:…… 9. Quốc tịch:…
7. Nơi thường trú:…..
8. Họ và tên chủ hộ nơi đi:….. 12. Quan hệ với chủ hộ:….
9. Lý do chuyển hộ khẩu:……
10. Nơi chuyển đến:……..
11. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):
TT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Nguyên quán | Dân tộc | Quốc tịch | CMND số (hoặc Hộ chiếu số) | Quan hệ (3) | |
…….., ngày…tháng…năm… TRƯỞNG CÔNG AN……… (Ký, ghi rõ họ tên) | |||||||||
2. Lưu ý khi viết mẫu đơn xin chuyển hộ khẩu:
Cách ghi thông tin về cá nhân
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
e) Mục “Quê quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trường hợp con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận cha cho con thì quê quán của con được xác định theo quê quán của mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ tên nước phiên âm bằng tiếng Việt).
Cách ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi
Giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu HK07)
Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo số thứ tự cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõ lý do chuyển hộ khẩu.
Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và “quan hệ với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ trực tiếp với chủ hộ nơi người đăng ký thường trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).
Mục “Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để
3. Mẫu đơn xin tách hộ khẩu :
– Ấn vào liên kết sau để tải
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Kính gửi: Ban công an xã …….
Tôi tên là …….. là chủ hộ gia đình, hộ khẩu số …… số hồ sơ hộ khẩu ………. đăng ký thường trú tại thôn …… xã …….., huyện ……., tỉnh …..
Để thuận tiện điều kiện sinh hoạt trong gia đình và nghĩa vụ quyền lợi của công dân trong việc thực hiện luật cư trú. Nay tôi làm đơn xin tách sổ hộ khẩu cho các nhân khẩu trong hộ gia đình để lập hộ riêng như sau:
1. Họ và tên …….Sinh ngày…..
2. Họ và tên ………Sinh ngày…
3. Họ và tên ……Sinh ngày….
4. Họ và tên ……..Sinh ngày….
5. Họ và tên ……….Sinh ngày….
6. Họ và tên ……….Sinh ngày….
Tổng số tách hộ gồm có: …. nhân khẩu.
Vậy tôi làm đơn này đề nghị Ban công an xã …… xét tách hộ riêng cho các thành viên trên, tôi xin chấp hành các quy định và thủ tục, hồ sơ liên quan đến tách sổ hộ khẩu theo quy định tại điều 27 của luật cư trú ngày 29/11/2006.
Người làm đơn……….., ngày…tháng…năm…
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của trưởng thôn Người làm đơn
……………….
4. Lưu ý khi soạn thảo đơn xin tách hộ khẩu:
Khi soạn thảo mẫu đơn xin tách hộ khẩu cần chú ý một số nội dung sau đây:
– Họ tên người viết phiếu báo và người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu viết chữ in hoa đủ dấu;
– Trường hợp người viết phiếu báo xin tách khẩu cũng là người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu thì công dân chỉ cần kê khai các nội dung quy định tại mục II;
– Mục “Họ tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” cần ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu;
– Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu” thì chỉ cần ghi: tách sổ hộ khẩu;
– Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, nhân khẩu; chủ hộ ký và cần ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
5. Tách hộ khẩu có cần sổ đỏ không theo quy định mới:
Khoản 2 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ tách hộ gồm giấy tờ sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu cho cơ quan đăng ký cư trú.
Thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Do đó, theo quy định hiện hành tách hộ khẩu không có quy định phải có sổ đỏ.