Việc thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cần được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, cơ sở cần có đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Những quy định liên quan đến xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
- 4.1 4.1 Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
- 4.2 4.2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
1. Mẫu đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là gì, mục đích của mẫu đơn?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại việt nam theo đó: “Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là tên gọi chung của tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận trong lĩnh vực văn hóa và một số lĩnh vực khác liên quan được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, do tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là bên nước ngoài) thành lập hoặc tham gia thành lập và tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”
Giấy phép là văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động đối với cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được thành lập không theo điều ước quốc tế.
Mẫu đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là văn bản được lập ra để các cơ quan, tổ chức nước ngoài trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được cấp phép thành lập hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Mục đích của mẫu đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: cơ sở văn hóa nước ngoài muốn thành lập tại Việt Nam sử dụng mẫu đơn này nhằm mục đích xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
2. Mẫu đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN NƯỚC NGOÀI (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP… (1) …
——-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
…. ngày … tháng … năm ….
Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Căn cứ Nghị định số …../2018/NĐ-CP ngày …/…/2018 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
– Đối với cơ quan, tổ chức:
+ Tên của cơ quan, tổ chức nước ngoài (1): ……….
+ Giấy chứng nhận hoặc quyết định thành lập: ……….
+ Địa chỉ trụ sở chính ở nước ngoài: ………
+ Điện thoại: …………………. Fax ………………. E-mail ……………………Website: ……………
+ Lĩnh vực đang hoạt động: ……………
+ Tóm tắt quá trình phát triển của cơ quan, tổ chức nước ngoài: ……….
– Đối với cá nhân:
+ Họ và tên: …(2)………..
+ Ngày tháng năm sinh: ………….
+ Quốc tịch: …………
+ Địa chỉ thường trú tại nước ngoài: …………..
+ Hộ chiếu số: ………………..cấp ngày … tháng … năm …. cơ quan cấp ……….
+ Lý lịch tư pháp số (hoặc văn bản có giá trị tương đương): ……………….cấp ngày … tháng … năm …. cơ quan cấp
……………………. (1) hoặc (2) ………………………trân trọng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho …(3)… với các nội dung như sau:
1. Tên cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
– Tên bằng tiếng Việt: …………..
– Tên bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng quốc gia có đơn đề nghị: ……………
– Tên viết tắt (nếu có): …..
– Địa chỉ dự kiến: ……….
– Điện thoại: ………………. Fax …………………. E-mail …………………… Website: ……………
2. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: …………….
3. Nội dung hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: ……….
4. Họ tên người đại diện theo pháp luật của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: …
– Giới tính: Nam/nữ ………………
– Sinh ngày …./…./….. Quốc tịch: …………..
– Hộ chiếu số: …………..
– Ngày cấp …/…./…. Nơi cấp: …………..
– Ngày hết hạn …../…./….:……..
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở nước ngoài (đối với cá nhân đề nghị): ……………….
– Địa chỉ đăng ký cư trú tại Việt Nam: (nếu có) ……….
……………… (1) hoặc (2)…………….. cam đoan những thông tin trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. … (1) hoặc (2)… xin chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Kèm theo Đơn đề nghị này, gồm:
(1) Bản sao giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức đứng tên đề nghị hoặc lý lịch tư pháp (hoặc văn bản có giá trị tương đương) của cá nhân đứng tên đề nghị;
(2) Dự thảo Quy chế hoạt động;
(3) Dự kiến cơ cấu tổ chức bộ máy;
(4) Lý lịch tư pháp (hoặc văn bản có giá trị tương đương) của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật (đối với trường hợp cá nhân đề nghị thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam); hoặc lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đối với cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam).
……….. (1) hoặc (2)………..
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép (Đối với cơ quan, tổ chức);
(2) Họ và tên người đề nghị cấp Giấy phép (Đối với cá nhân);
(3) Tên cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
4. Những quy định liên quan đến xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
4.1 Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
Theo Điều 5 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
“Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự kiến cơ cấu tổ chức và bộ máy;
c) Dự thảo Quy chế hoạt động;
d) Lý lịch người được dự kiến bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật.
Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng.”
Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
– Bên nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký:
– Nếu điều ước quốc tế có quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó và được gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
– Nếu điều ước quốc tế không quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Theo quy định của Luật nêu trên, cơ sở văn hóa nước ngoài muốn thành lập tại Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Nghị định về đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. Trình tự thủ tục đăng ký cần được thực hiện đúng để đảm bảo quá trình đăng ký được đúng pháp luật, đúng thẩm quyền.
4.2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam:
“1. Bên nước ngoài được phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng;
b) Có dự án thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
c) Có phương án đảm bảo tài chính cho hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
d) Có tư cách pháp nhân (đối với tổ chức).”
Cơ sở văn hóa nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện về tôn chỉ, mục đích hoạt động, dự án thành lập, phương án đảm bảo tài chính và tư cách pháp nhân thì mới được phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
“2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng nhận tư cách pháp nhân (đối với tổ chức) hoặc lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (đối với cá nhân) được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Dự kiến cơ cấu tổ chức và bộ máy, dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
d) Lý lịch tư pháp (hoặc văn bản có giá trị tương đương) của người dự kiến được bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước đặt cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu người dự kiến được bổ nhiệm đã cư trú tại Việt Nam trên 06 tháng thì cần có lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng.”
Cơ sở văn hóa nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, đơn đề nghị phải theo mẫu được ban hành, sau đó cơ sở văn hóa nước ngoài sẽ thực hiện theo thủ tục dưới đây:
– Bên nước ngoài đứng tên đề nghị cấp Giấy phép nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho bên nước ngoài để bổ sung hồ sơ;
– Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Thời hạn Giấy phép là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 10 Nghị định 126/2018/NĐ-CP.