Hộ chiếu được xem là một trong những loại giấy tờ vô cùng cần thiết và không thể thiếu khi công dân muốn thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh sang các quốc gia khác. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người đã làm thất lạc và không tìm thấy giấy tờ hộ chiếu. Dưới đây là mẫu đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất mới nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN TRÌNH BÁO XIN CẤP LẠI HỘ CHIẾU BỊ MẤT
Kính gửi: …
1. Họ và tên: …
2. Giới tính: Nam: … Nữ: …
3. Sinh ngày … tháng … năm … Nơi sinh: …
4. Số căn cước công dân: … Cấp ngày: … Cấp tại: …
5. Nơi cư trú hiện nay: …
6. Số điện thoại liên hệ: …
7. Thông tin về hộ chiếu bị mất: …
Số hộ chiếu: … ngày cấp: … Cơ quan cấp: …
8. Hộ chiếu trên đã bị mất vào hồi: … giờ … phút, ngày …
9. Hoàn cảnh và lý do cụ thể bị mất hộ chiếu: …
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật.
Xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu) | Làm tại … ngày … tháng … năm … Người trình báo (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất:
Hộ chiếu là một trong những vấn đề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý vô cùng chặt chẽ. Hộ chiếu là khái niệm để chỉ loại giấy tờ vô cùng quan trọng sử dụng trong quá trình xuất cảnh nhập cảnh, hộ chiếu cũng là một trong những loại giấy tờ được coi là chứng minh cho quốc tịch và thân nhân của một cá nhân bất kỳ. Trên hộ chiếu có nhiều thông tin khác nhau, như: ảnh chân dung, họ và tên đầy đủ của người có hộ chiếu, ngày sinh và giới tính của người có hộ chiếu, quốc tịch của cá nhân đó, ký hiệu và số giấy tờ xuất cảnh nhập cảnh, ngày cấp và cơ quan cấp hộ chiếu, ngày hết hạn hộ chiếu, số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân của người có hộ chiếu, chức vụ và chức danh của hộ chiếu ngoại giao. Đây đều được đánh giá là những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến nhân thân của người có hộ chiếu, và nếu như để mất hộ chiếu hoặc giấy hộ chiếu vào tay kẻ xấu thì có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Trong đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất theo quy định của pháp luật, thì làm phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:
– Họ và tên của người xin cấp hộ chiếu cần phải viết bằng chữ in hoa và viết đầy đủ;
– Cần phải ghi rõ ngày tháng năm sinh và nơi sinh, cần phải ghi rõ tên của các tỉnh thành phố nơi sinh ra của người xin cấp lại hộ chiếu bị mất;
– Cần phải ghi rõ số điện thoại để liên hệ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận thấy cần thiết phải liên hệ và địa chỉ liên hệ của người xin cấp lại hộ chiếu bị mất, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người xin cấp lại hộ chiếu;
– Phải ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài theo giấy cư trú của nước sở tại;
– Cần phải ghi rõ địa chỉ công chúa ở trong nước trên lãnh thổ của Việt Nam trước khi xuất cảnh, và địa điểm này cần phải ghi theo nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cần phải ghi rõ địa chỉ của nơi làm việc trong nước trên lãnh thổ của Việt Nam, ghi rõ họ và tên và ngày tháng năm sinh của cha mẹ đẻ, của vợ hoặc chồng và số điện thoại liên hệ của người thân khi nhận thấy cần thiết;
– Ghi rõ số hộ chiếu được cấp lần gần nhất là cơ quan cấp, kèm theo giấy tờ tùy thân để nộp kèm đơn khi xin cấp lại hộ chiếu bị mất.
– Tại phần “kính gửi”, cần phải ghi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi nhất hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc các đơn vị có thẩm quyền kiểm soát quá trình xuất nhập cảnh tại cửa khẩu và các cơ quan đại diện Việt Nam trên lãnh thổ của nước ngoài nơi thuận lợi nhất để xin cấp hộ chiếu bị mất;
– Tại mục “xác nhận của trưởng công an xã phường”, thì trưởng công an xã phường nơi công dân đăng ký cư trú hoặc trưởng công an xã phường nơi báo mất hộ chiếu cần phải xác nhận thông tin nhân thân của người viết đơn nếu gửi báo mất hộ chiếu có nhu cầu gửi đến các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông qua đường bưu điện.
3. Thủ tục và thành phần hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu bị mất:
Thủ tục và thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xin cấp lại hộ chiếu bị mất sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Người có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính xin cấp lại hộ chiếu bị mất sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chuẩn bị giấy tờ được đánh giá là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị sẽ bao gồm những loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Bản sao của giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với những đối tượng được xác định là người chưa đủ 14 tuổi;
– Hộ chiếu phổ thông được cấp lần gần nhất đối với những người đã được cấp hộ chiếu nhưng sau đó bị mất vì nhiều lý do khác nhau, trong trường hợp hộ chiếu bị mất thì phải kèm theo đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật xuất cảnh nhập cảnh năm 2019;
– Bản sau của chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác đối với trường hợp có sự thay đổi về thông tin nhân thân so với thông tin được ghi trong hộ chiếu đã có tại lần gần nhất;
– Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên lãnh thổ của Việt Nam cấp chứng minh cho người đại diện hợp pháp đối với người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc những người được xác định là người chưa đủ 14 tuổi, trường hợp bản chuông không có chứng thực thì cần phải xuất trình cái bản chính để tiến hành hoạt động đối chiếu và kiểm tra.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đi nộp hồ sơ thì công dân cần phải mang theo các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc giấy chứng minh thư nhân dân còn giá trị sử dụng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra và đối chiếu. Thời gian tiếp nhận hồ sơ sẽ phải được thực hiện trong giờ hành chính. Các cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện thủ tục kiểm tra hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các cán bộ tiếp nhận sẽ tiếp nhận và trả giấy tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Nếu trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phòng quản lý xuất nhập cảnh sẽ xử lý hồ sơ trong thời gian giải quyết không quá 08 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.