Trong một số trường hợp bắt buộc mà doanh nghiệp cần làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Vậy đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về giấy phép kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Theo Điều 8, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
“1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:
a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.”
Ngoài ra theo quy định tại các Điều 17, Điều 18, Điều 19, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP sẽ quy định về việc cấp lại giấy phép kinh doanh.
“Điều 17. Cấp lại Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp sau:
1. Chuyển địa Điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.
Điều 18. Hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh
Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp cấp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
Điều 19. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh trong trường hợp cấp lại quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh cho trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này, sao gửi 01 bản Giấy phép kinh doanh cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi để cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp lại Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi.”
2. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp là gì?
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp là mẫu đơn được viết bởi doanh nghiệp gửi gửi tới cơ quan có thẩm quyền( Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố nơi Doanh nghiệp có trụ sở) để xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp là văn bản dùng để chứa đựng những thông tin của doanh nghiệp và việc đề nghị Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố nơi Doanh nghiệp có trụ sở cấp lại giấy phép kinh doanh khi doanh nghiệp chuyển địa Điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác. Hoặc Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.
Đồng thời đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp còn là cơ sở để Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố nơi Doanh nghiệp có trụ sở xem xét việc cấp lại giấy phép kinh doanh theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.
3. Mẫu đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/ thành phố…
I. Thông tin về doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở chính:.
Điện thoại: …. Fax: … Email: … Website:…
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ..
2. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… do… cấp lần đầu ngày… tháng… năm…; cấp đăng ký thay đổi lần1…ngày… tháng…năm…
II. Đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa số… như sau:
Lý do cấp lại:
III. Doanh nghiệp cam kết:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh.
3. Hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 19 Nghị định này./.
Các tài liệu gửi kèm:
1.;
2.;
3.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp:
Phần kính gửi của đơn thì Doanh nghiệp ghi chính xác tên của Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố nơi Doanh nghiệp có trụ sở.
Phần nội dung của đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố những thông tin cần thiết như tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật, Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được cấp lần đầu.
– Doanh nghiệp cấp lại Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
– Cuối đơn doanh nghiệp sẽ cam kết Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh. Và hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó.
Sau khi hoàn thành xong đơn thì người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu và gửi cho Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố nơi Doanh nghiệp có trụ sở để xem xét và hoàn thành thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh cho doanh nghiệp.
5. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh:
1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Số lượng hồ sơ
– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;
– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;
– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này
a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện
– Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
– Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết