Một số trường đại học ở Việt Nam đã đưa Tiếng Pháp vào chương trình giảng dạy. Sinh viên muốn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A - Pháp văn phải gửi đơn đến Phòng đào tạo cơ sở giáo dục nơi mình theo học.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp Văn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp Văn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp Văn chi tiết nhất:
- 4 4. Một số chứng chỉ quốc tế dành cho người học tiếng pháp:
- 5 5. Những lưu ý danh cho người học Tiếng Pháp:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp Văn là gì?
Về nguyên tắc, giấy chứng nhận trình độ ngoại ngữ không tương đương với chứng chỉ ngoại ngữ vì giấy chứng nhận do trường đại học cấp, theo các quy định của nhà trường; chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn là văn bản được soạn thảo bởi sinh viên gửi đến Phòng Giáo dục trường Đại học, Cao đẳng nơi sinh viên theo học để xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn
Đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn. Ngày nay, giấy chứng nhận trình độ Ngoại ngữ hiện nay trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc để sinh viên có thể nhận bằng tốt nghiệp
2. Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp Văn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ÐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
TƯƠNG ĐƯƠNG TRÌNH ĐỘ A – PHÁP VĂN
Kính gửi: Phòng Đào tạo
Trường……
Tôi tên:…… MSSV:…..
Ngày sinh:… Nơi sinh…
Ngành học:……. Khóa:….
Số điện thoại liên hệ:……
Tôi đã hoàn thành các học phần Pháp văn căn bản theo yêu cầu của chương trình đào tạo, nay tôi làm đơn này kính gửi đến Phòng Đào Tạo – Trường …… xin được cấp Giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn.
Lý do: Bổ sung hồ sơ học tiếp chứng chỉ B – Pháp văn.
Trân trọng kính chào.
…., ngày……..tháng……..năm …..
Người viết đơn
* Ghi chú: Nộp kèm 2 ảnh 3 x 4
3. Hướng dẫn soạn đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp Văn chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi thông tin Phòng đào tạo của trường đại học, cao đẳng nơi bạn gửi đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn.
Tôi tên: Ghi rõ họ tên của người xin cấp giấy xác nhận bằng chữ in hoa có dấu
MSSV: Ghi theo dãy số sinh viên được cấp trên thẻ sinh viên
Ngày sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;
Nơi sinh: Ghi theo thông tin nơi sinh trên giấy khai sinh
Ngành học: Ghi rõ ngành học, khóa học của bạn (Vì dụ: Ngành học: Luật kinh tế, khóa học (2017 -2021)
Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại liên hệ của bạn trong trường hợp cần thiết Nhà trường có thể liên lạc với bạn.
Tôi đã hoàn thành các học phần Pháp văn căn bản theo yêu cầu của chương trình đào tạo, nay tôi làm đơn này kính gửi đến Phòng Đào Tạo – Trường ….. xin được cấp Giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Pháp văn.
Trình bày lý do xin cấp giấy chứng nhận: (Ví dụ: Bổ sung hồ sơ học tiếp chứng chỉ B – Pháp văn)
Cuối đơn người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Một số chứng chỉ quốc tế dành cho người học tiếng pháp:
Hiện nay có 3 loại chứng chỉ quốc tế dành cho ngươi học tiếng Pháp là DELF/DALF và TCF. Văn bằng DELF ( bằng tiếng Pháp cơ sở) và văn bằng DALF ( bằng tiếng Pháp chuyên sâu)
Đây là các văn bằng chính thức đánh giá trình độ tiếng Pháp của người nước ngoài do Bộ giáo dục Quốc gia Pháp cấp. Văn bằng DELF và DALF bao gồm 7 văn bằng độc lập tương đương với 7 cấp độ theo khung tham chiếu chung Châu Âu về chuẩn ngôn ngữ
4.1. Văn bằng DELF:
Văn bằng DELF bao gồm các cấp độ:
– Cấp độ A1.1 (DILF et DELF Prim):
– Cấp độ A1 (DELF Prim, DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro):
– Cấp độ A2 (DELF Prim, DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro):
– Cấp độ B1 (DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro):
– Cấp độ B2 (DELF Junior/Scolaire, DELF Tous Publics và DELF Pro):
– Cấp độ C1 (DALF):
– Cấp độ C2 (DALF):
Bằng DELF Prim dành cho trẻ em từ 7 tới 11 tuổi. Bằng DELF Prim bao gồm 3 cấp độ: A1.1, A1 và A2. Kì thi sẽ được chấm điểm hết sức tích cực và hướng tới mục đích thúc đẩy, tạo động lực cho các em trong quá trình học tiếng Pháp của mình.
Diplôme DELF Junior et scolaire
Bằng DELF Junior và bằng DELF scolaire dành cho các em từ 12 đến 18 tuổi đang trong độ tuổi đi học phổ thông. DELF Junior/scolaire bao gồm 4 cấp độ: A1, A2, B1 và B2. Các văn bằng này là một bước quan trọng cho các em trong quá trình học tiếng Pháp của mình và sẽ chứng nhận chính thức khả năng tiếng Pháp của các em.
Bằng DELF Pro hướng tới học sinh hoặc người lao động muốn đi làm tại môi trường Pháp ngữ hoặc thăng tiến trong một môi trường Pháp ngữ. DELF Pro bao gồm 4 cấp độ: A1, A2, B1 và B2. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn cho những người khao khát đi làm hoặc thăng tiến trong thị trường lao động Pháp ngữ.
Bằng DELF Tous Publics dành cho mọi đối tượng học tiếng Pháp, từ 18 đến 77 tuổi (hoặc hơn), muốn được đánh giá chính thức về quá trình học tiếng Pháp của mình. DELF Tous Publics bao gồm 4 cấp độ: A1, A2, B1 và B2.
4.2. Bằng DALF:
– Dành cho sinh viên hoặc những người đã đi làm. DALF bao gồm 2 cấp độ: C1 và C2, đây là hai cấp độ cao nhất. Bằng DALF sẽ chứng nhận khả năng làm chủ ngôn ngữ rất tốt của người học.
– Quy chế thi: Mỗi bài thi DELF gồm 4 phần tương ứng với 4 kỹ năng: nghe hiểu, đọc hiểu, viết và nói.
– Lịch thi: Lịch thi không cố định
Lệ phí thi: Mỗi năm đều có sự thay đổi lệ phí thi DELF và DALF có những mức thu khác nhau. Người học và có ý định thi chứng chỉ DALF chú ý cập nhật thông tin lệ phí thi để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ký thi
4.3. Chứng chỉ TCF:
Chứng chỉ TCF (TCF- Test de connaissance du français_ Bài kiểm tra trình độ tiếng Pháp) là bài kiểm tra chung của Bộ giáo dục, giảng dạy đại học và nghiên cứu Pháp, dùng để đánh giá trình độ tiếng pháp của các thí sinh muốn đi du học tại nước này.
Một bài thi TCF bao gồm 2 phần:
Phần 1: Một bài thi kéo dài một tiếng rưỡi gồm ba bài thi dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, được dùng để đánh giá các kĩ năng sau:
– Nghe hiểu.
– Khả năng nắm bắt các cấu trúc ngôn ngữ: ngữ pháp và từ vựng.
– Đọc hiểu.
Phần 2: Là một bài thi kéo dài 01h ( đối với hình thức TCF TP) hoặc 1h30 phút ( đối với hình thức TCF DAP) hoặc kĩ năng nói.
Sau mỗi một bài thi để đánh giá trình độ: mọi thí sinh sẽ nhận được một giấy chứng nhận kết quả và được xếp loại theo sáu bậc (từ A1 đến C2) theo quy định về trình độ của Hội đồng Châu Âu ( Quy định chung của Liên minh Châu Âu). Điểm đánh giá có giá trị trong vòng hai năm kể từ ngày tham gia thi.
Hình thức: Có hai hình thức TCF khác nhau để bạn lựa chọn là TCF DAP và TCF TP tùy theo kế hoạch học tập tại Pháp.
– Licence 1 Tại trường Đại học tổng hợp, PAES (năm thứ nhất ngành y), hoặc tại trường kiến trúc: TCF DAP là bắt buộc đối với tất cả các thí sinh trong khuôn khổ quy trình DAP (xin phép được tham gia đăng kí), trừ một số trường hợp được miễn thi.
– Licence 3: Tại trường Đại học tổng hợp, sau đại học ( Master 1,2 nghiên cứu sinh) tại một trường lớn đào tạo kĩ sư hoặc quản lý: bạn phải tham gia thi TCF TP (dành cho mọi người).
– Cách thức đăng kí thi: trước khi thi bạn cần mở một tài khoản trên hệ thống trang website của Campus, sau đó bạn cần nộp lệ phí thi.
– Việc có trong tay những chứng chỉ như DELF/ DALE hay TCF với số điểm càng cao thì bạn càng có cơ hội được nhận vào một trường nào đó của Pháp hoặc các nước thuộc cộng đồng nói tiếng Pháp.
5. Những lưu ý danh cho người học Tiếng Pháp:
5.1. Tìm hiểu cấu trúc của ngôn ngữ pháp:
Với bất cứ một ngôn ngữ mới nào, việc đầu tiên trước khi bạn học chúng là việc tìm hiểu cấu trúc của chúng. Hiểu được cấu trúc ngôn ngữ, học thuộc bảng chữ cái ngôn ngữ đó là cơ sở để bạn nắm bắt và học tốt nó
5.2. Dành thời gian tự học:
Để học tốt và thi được chứng chỉ Tiếng Pháp tất nhiên không thể dựa vào việc bạn tự học ở nhà. Đến trường và được sự giảng dạy kiến thức sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp nhận một kiến thức mới hơn. Tuy nhiên để khắc sâu và làm chủ kiến thức chắc chắn bạn phải dành riêng một quỹ thời gian trong ngày để tự học Tiếng Pháp. Thông thường, 2 tiếng là khoảng thời gian các chuyên gia ngon ngữ khuyên bạn nên dành ra trong ngày để tự học. Thời gian tự học của bạn không cần phải quá dài, tuy nhiên trong hai tiếng này bạn phải tập trung một cách cao độ nhất để có thể đem lại kết quả tốt nhất.
5.3 Thực hành luyện nói Tiếng Pháp mọi lúc, mọi nơi:
Thực hành nói là cách học hiệu quả không chỉ đối với riêng Tiếng Pháp mà là phương pháp tối ưu đối với bất kỳ ai đang tiếp cận một ngôn ngữ mới. Ngoài thực hành luyện nói mọi lúc mọi nơi, người học Tiếng Pháp có thể tìm niềm cảm hứng học tập bằng việc học Tiếng pháp qua những câu danh ngôn, những câu nói hay hoặc kết nối với những bạn Pháp để hiểu thêm về văn hóa của họ…