Giấy chứng nhận tương đương trình độ A - Anh văn là văn bản mà nhiều bạn đọc quan tâm đến. Vậy, đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A - Anh văn có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn:
- 4 4. Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:
- 5 5. Những lưu ý dành cho thí sinh khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ:
- 6 6. Danh sách các trường được tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn là gì?
Về nguyên tắc, giấy chứng nhận trình độ ngoại ngữ không tương đương với chứng chỉ ngoại ngữ vì giấy chứng nhận do trường đại học cấp, theo các quy định của nhà trường; chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn là văn bản được soạn thảo bởi sinh viên gửi đến Phòng Giáo dục trường Đại học, Cao đẳng sinh viên theo học để xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn
Đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn. Giấy chứng nhận trình độ Ngoại ngữ hiện nay trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc để sinh viên có thể nhận bằng tốt nghiệp
2. Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ÐƠN XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
TƯƠNG ĐƯƠNG TRÌNH ĐỘ A – ANH VĂN
Kính gửi: – Phòng Đào tạo
– Trường ….
Tôi tên:……. MSSV:…..
Ngày sinh:….. Nơi sinh:…..
Ngành học:….Khóa:…….
Số điện thoại liên hệ:….
Tôi đã hoàn thành các học phần Anh văn căn bản theo yêu cầu của chương trình đào tạo, nay tôi làm đơn này kính gửi đến Phòng Đào Tạo – Trường……. xin được cấp Giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn.
Lý do: Bổ sung hồ sơ học tiếp chứng chỉ B – Anh văn.
Trân trọng kính chào.
…., ngày…tháng….năm….
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn:
Phần kính gửi: Ghi thông tin Phòng đào tạo của trường đại học, cao đẳng nơi bạn gửi đơn xin cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ A – Anh văn.
Phần thông tin của người làm đơn
– Tôi tên: Ghi rõ họ tên của người xin cấp giấy xác nhận bằng chữ in hoa có dấu
– Mã số sinh viên: Ghi theo dãy số sinh viên được cấp trên thẻ sinh viên
– Ngày sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;
– Nơi sinh: Ghi theo thông tin nơi sinh trên giấy khai sinh
– Ngành học: Ghi rõ ngành học, khóa học của bạn (Vì dụ: Ngành học: Luật học, khóa học (2015 -2019)
– Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại liên hệ của bạn trong trường hợp cần thiết Nhà trường có thể liên lạc với bạn.
– Trình bày lý do làm đơn
– Cuối đơn người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:
Hiện tại, chưa có quy định nào cho phép quy đổi Chứng nhận năng lực ngoại ngữ sang Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ. Vì vậy, để đáp ứng đều kiện về trình độ ngoại ngữ tại các tổ chức, cơ quan thì cá nhân phải tiến hành thi đánh giá năng lực ngoại ngữ để được cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho việt nam gồm những nội dung sau đây:
4.1. Quy định về đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ:
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (sau đây gọi tắt là đơn vị tổ chức thi) bao gồm:
– Trường đại học có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ, đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Trung tâm ngoại ngữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
4.2. Về đối tượng dự thi:
Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT quy định về đối tượng dự thi như sau:
Các cá nhân có nhu cầu được đánh giá năng lực ngoại ngữ hoặc có nhu cầu được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cá nhân có nhu cầu sự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi, lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định và không trong thời gian bị cấm thi.
4.3. Thủ tục đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT):
– Có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi, lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định
– Không trong thời gian bị cấm thi theo quy định
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
– 02 ảnh cỡ 4cm × 6cm được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi, mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày sinh;
– Bản sao một trong những loại giấy tờ tùy thân còn hiệu lực sau: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ học sinh (đối với đối tượng dự thi là học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở);
– Phiếu đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm thông tin về họ và tên; ngày sinh; số và ngày cấp giấy tờ tùy thân còn hiệu lực; thời gian, địa điểm, bậc năng lực đăng ký dự thi và các thông tin cần thiết khác).
Bước 2: Đăng ký dự thi
Việc đăng ký dự thi thực hiện theo một trong các cách sau:
– Cá nhân trực tiếp đến đăng ký thi với đơn vị tổ chức thi hoặc đăng ký thi trực tuyến qua trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức thi;
– Cá nhân thông qua tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hoặc cơ sở giáo dục nơi đang công tác, học tập đăng ký thi với đơn vị tổ chức thi.
5. Những lưu ý dành cho thí sinh khi tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ:
– Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định để được hướng dẫn và tham dự kỳ thi. Thí sinh đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.
– Xuất trình giấy tờ tùy thân còn hiệu lực trước khi vào phòng thi.
– Ngồi đúng chỗ theo số báo danh quy định trong phòng thi; ký tên vào danh sách thí sinh dự thi từng buổi thi theo từng kỹ năng.
– Chỉ được mang vào phòng thi giấy tờ tùy thân, không được mang các tài liệu, thiết bị, dụng cụ khác vào phòng thi, kể cả đồng hồ đeo tay.
– Trong thời gian làm bài thi không được trao đổi, bàn bạc, có hành vi gian lận; phải giữ trật tự; khi muốn có ý kiến hoặc muốn ra ngoài phòng thi phải giơ tay và chỉ được phát biểu ý kiến hoặc ra ngoài phòng thi khi cán bộ coi thi cho phép; khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuân theo hướng dẫn của cán bộ coi thi.
– Sau 2/3 thời gian làm bài của mỗi kỹ năng, thí sinh có thể nộp bài sớm so với quy định (trừ kỹ năng nghe) cùng với đề thi, giấy nháp và chỉ được rời phòng thi khi được cán bộ coi thi cho phép.
Để có một kỳ thi đem lại kết quả cao nhất, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn chuẩn bị chu đáo về các phương tiện, phương thức dự thi.
6. Danh sách các trường được tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc:
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các
Hiện nay đã có 12 trường được tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc (A1, A2, B1, B2, C1, C2), bao gồm:
– Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
– Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Huế)
– Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
– Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)
– Đại học Thái Nguyên
– Trường Đại học Cần Thơ
– Trường Đại học Hà Nội
– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
– Trường Đại học Vinh
– Học viện An ninh nhân dân
– Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
– Trường Đại học Sài Gòn.