Trong một số trường hợp xin cấp cột điện thì phải làm đơn xin cấp cột điện. Vậy mẫu đơn xin cấp cột điện bao gồm những nội dung gì và khi soạn thảo cần lưu ý những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp cột điện là gì?
Mẫu đơn xin cấp cột điện là mẫu đơn được lập ra khi các cá nhân, tổ chức có mong muốn được cấp cột điện. Mẫu đơn xin cấp cột điện nêu rõ thông tin về người làm đơn ( họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…), nêu rõ lý do đơn xin cấp cột điện, nội dung đơn xin cấp cột điện …
Mẫu đơn xin cấp cột điện là mẫu đơn do ca nhân lập ra gửi đến Giám đốc chi nhánh điện lực để xin cấp cột điện. Mẫu đơn xin cấp cột điện là cơ sở để Ban giám đốc chi nhánh điện lực tiếp nhận, xem xét về việc cấp cột điện. Nếu trong trường hợp ban giám đốc chi nhánh điện lực không cấp cột điện thì phải nêu rõ lý do.
2. Mẫu đơn xin cấp cột điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
………., ngày……..tháng………năm…
ĐƠN XIN CẤP CỘT ĐIỆN
Kính gửi: – Ông/Bà ……– Giám đốc chi nhánh Điện lực ………(1)
– Căn cứ Luật Điện Lực 2004 sửa đổi, bổ sung 2012
Tên tôi là:…… Sinh năm………….. Giới tính…..….(2)
CMND số…….. Cấp ngày…………… tại………(3)
HKTT…………(4)
Gia đình tôi có kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh, cần sử dụng nguồn điện 3 pha công suất lớn. Tuy vậy, cột điện hiện tại gia đình tôi và một số hộ xung quanh đang sử dụng cách rất xa vị trí mà gia đình tôi sử dụng điện. Trong khi đó, theo Luật Điện lực thì chúng tôi phải “Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện”, như vậy rất tốn kém cho gia đình tôi cả về chi phí đầu tư đường dây cũng như bảo dưỡng, hơn nữa việc đấu nối vào đường dây tải điện sinh hoạt cũng gây nhiều bất tiện cho việc sử dụng điện công suất lớn của gia đình tôi.
Vậy nên, hôm nay, tôi làm đơn này kính mong Quý cơ quan cấp cột điện cho gia đình tôi (tại vị trí theo sơ đồ kèm theo).
Rất mong nhận được sự chấp thuận của quý cơ quan!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên, nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên, năm sinh, giới tính của người làm đơn
(3): Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn.
(4): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn
4. Quy định một số điều về điện lực:
– Cơ sở pháp lý: Luật điện lực 2012 sửa đổi bổ sung một số điều Luật điện lực 2004
* Nội dung quy hoạch phát triển điện lực được quy định như sau:
– Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và hệ thống năng lượng quốc gia trong giai đoạn quy hoạch;
+ Dự báo nhu cầu điện;
+ Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, khả năng xuất nhập khẩu năng lượng; đánh giá khả năng trao đổi điện giữa các vùng, miền; dự báo giá nhiên liệu cho sản xuất điện;
+ Chương trình phát triển điện lực quốc gia bao gồm chương trình chi tiết cho phát triển nguồn điện, phát triển lưới điện, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, phát triển điện nông thôn, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các nội dung khác liên quan;
+ Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cho chương trình phát triển điện lực quốc gia, phân tích kinh tế – tài chính chương trình phát triển điện lực quốc gia;
+ Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai;
+ Dự kiến quỹ đất cho công trình điện lực;
+ Cơ chế, chính sách, giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình phát triển điện lực quốc gia trong giai đoạn quy hoạch.
– Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Quy hoạch, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn quy hoạch;
+ Dự báo nhu cầu điện chi tiết cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong giai đoạn quy hoạch;
+ Đánh giá tiềm năng phát triển các nguồn điện tại địa phương bao gồm cả nguồn điện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khả năng trao đổi điện năng với các khu vực lân cận;
+ Đánh giá hiện trạng cung cấp điện tại địa phương, đặc biệt là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Chương trình phát triển nguồn, lưới điện của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho các giai đoạn lập quy hoạch; thiết kế sơ đồ phát triển lưới điện chi tiết cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai;
+ Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cho phương án quy hoạch phát triển điện được chọn, phân tích kinh tế – tài chính phương án được chọn;
+ Dự kiến quỹ đất cho công trình điện lực;
+ Cơ chế chính sách, giải pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn quy hoạch.”
* Lập, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực
– Bộ Công thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt; quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực và hướng dẫn lập kế hoạch triển khai thực hiện.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt.
– Đầu tư phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.
– Tổ chức kiểm toán năng lượng điện theo định kỳ và thực hiện các giải pháp điều chỉnh sau khi có kết luận kiểm toán theo quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
– Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực; quy định lộ trình phát triển thị trường điện lực, rà soát và điều chỉnh đẩy nhanh lộ trình phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội theo từng thời kỳ.
– Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện
– Thiết bị đo đếm điện phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường.”
– Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch chuyên ngành bao gồm quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quy hoạch phát triển điện lực được lập, phê duyệt để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Quy hoạch phát triển điện lực phải hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và có tính đến quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lập trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.”
* Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
– Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các quyền sau đây:
+ Chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;
+ Được điều chỉnh kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện;
+ Chỉ huy xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất thường trong hệ thống điện quốc gia; huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia; chỉ huy việc thao tác lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối; ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp có nguy cơ đe doạ đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;
+ Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật, khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện và phân phối điện; nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, kinh tế;
+ Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống điện quốc gia và điện áp trên lưới điện truyền tải quốc gia;
+ Tuân thủ các quy định về điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực, lưới điện truyền tải và các hướng dẫn của cơ quan điều tiết điện lực, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; không phân biệt đối xử trong việc huy động công suất, điện năng của các đơn vị phát điện trong hệ thống điện quốc gia;
+ Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố;
+ Thông báo số lượng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ đã được huy động để đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực lập hoá đơn thanh toán;
+ Báo cáo kịp thời với cơ quan điều tiết điện lực và thông báo cho đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực về những tình huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.