Để thực hiện việc cắm biển báo giao thông ở đường làng thì các cá nhân, tổ chức cần làm đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng nộp lên ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Vậy, mẫu đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng được quy định ra sao và có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng là gì?
Mặc định là người dân khi tham gia giao thông phải quan sát biển báo hiệu và nắm được các thông tin cơ bản đối với từng loại biển báo. Phải luôn quan sát biển báo và nắm bắt thông tin nhanh để tham gia giao thông đúng quy định. Đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng được sử dụng trong trường hợp để đảm bảo việc tham gia giao thông của người dân trong đường làng (đường Giao thông nông thôn) an toàn, thuận tiện.
Mẫu đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng là mẫu đơn được lập ra để xin được cắm biển giao thông trong đường làng. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của nơi tiếp nhận đơn, nội dung xin được cắm biển, thông tin người làm đơn, căn cứ pháp lý,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người viết đơn phải ký và ghi rõ họ tên sau đó nộp đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng lên cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
2. Mẫu đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
….….., ngày …tháng …năm…
ĐƠN XIN CẮM BIỂN GIAO THÔNG TRONG ĐƯỜNG LÀNG
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
– Căn cứ Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg;
– Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 08 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn,
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân (xã, phường, thị trấn)………
Tôi tên là: ………Sinh năm…..
CMND số: ………Cấp tại: ……..Cấp ngày…/…/…
Địa chỉ thường trú: ……
Địa chỉ hiện tại: ……
Số điện thoại liên hệ: ……
Tôi xin trình bày nội dung như sau:………
Căn cứ vào các quy định thuộc Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 08 năm 2014 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn như sau:
“Điều 12. Biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường GTNT
Đường GTNT khi xây dựng và trong quá trình khai thác phải được cắm các loại biển báo hiệu đường bộ và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (sau đây viết tắt là QCVN 41:2012/BGTVT), lắp đặt bảng hướng dẫn và các biện pháp bảo đảm an toàn khác…”.
“Điều 13. Tổ chức giao thông trên đường GTNT
1. Nội dung tổ chức giao thông được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ và các quy định sau:
…
c) Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.”
“Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân theo quy định của Thông tư này.
3. Hàng năm, thống kê, phân loại các loại đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, danh sách các công trình trên đường GTNT trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện.“
Từ những căn cứ pháp luật trên, tôi kính xin cơ quan xem xét và thực hiện cắm biển giao thông để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin cắm biển giao thông trong đường láng.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Thông tin người làm đơn.
+ Nội dung xin cắm biển giao thông trong đường làng.
– Phần cuối biên bản:
+ Lời cảm ơn.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số quy định về biển báo giao thông đường bộ:
4.1. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
– Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
– Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
– Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
– Tín hiệu xanh là được đi;
– Tín hiệu đỏ là cấm đi;
– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
– Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
– Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.”
4.2. Phân loại biển báo hiệu:
Tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định nội dung như sau:
“Biển báo hiệu được chia thành 5 nhóm cơ bản: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông biết.
3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại 4 nhóm trên hoặc được sử dụng độc lập.”
Về ý nghĩa của biển báo hiệu như bạn miêu tả là để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 2,5 tấn. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 2,5 tấn được đi vào (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.