Bảo lãnh làm việc bên thứ ba cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bên được bảo lãnh có hành vi vi phạm. Bảo lãnh được xuất hiện trong nhiều quan hệ khác nhau, trong đó có quan hệ dân sự. Dưới đây là mẫu đơn xin bảo lãnh xe máy và cách viết đơn chi tiết có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin bảo lãnh xe máy:
Đơn xin bảo lãnh xe máy là văn bản được các cá nhân sử dụng với mục đích để bảo lãnh phương tiện, đề nghị được lấy lại phương tiện từ người đang tạm giữ phương tiện đó, nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đơn xin bảo lãnh xe máy sẽ có nội dung cam kết không sử dụng tài sản xin bảo lãnh vào việc vi phạm quy định của pháp luật. Nhìn chung, mẫu đơn xin bảo lãnh xe máy sẽ được soạn thảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN BẢO LÃNH XE MÁY
(V/v: Bảo lãnh xe máy đã bị tạm giữ theo quyết định …)
Kính gửi:
– Công an …
– Ông …
– Trưởng Công an …
(Hoặc các chủ thể khác đang giữ giấy tờ xe, đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức, hay cơ quan, các chủ thể có thẩm quyền)
Căn cứ …
Tôi tên là: … Sinh năm: …
Chứng minh nhân dân số: … Do công an … cấp ngày …
Địa chỉ thường trú: …
Hiện đang cư trú tại: …
Số điện thoại: …
Là: …
Cùng (nếu có): …
Ông/Bà: … Sinh năm: …
Chứng minh nhân dân: … Do công an … cấp ngày …
Địa chỉ thường trú: …
Hiện đang cư trú tại: …
Số điện thoại: …
Là: …
Bảo lãnh tài sản sau: …
Là tài sản mà quý cơ quan đang tạm giữ theo Quyết định số: …
Tôi xin trình bày với quý cơ quan sự việc sau: …
Vì những lý do trên, tôi làm đơn này để kính đề nghị quý cơ quan … (nêu ra đề nghị trả lại xe của bạn, thay bằng hình thức khác, như giữ tiền mặt (trong bảo lãnh bằng tiền) …)
Tôi xin cam đoan nếu Quý cơ quan chấp nhận đề nghị trên của tôi, tôi sẽ:
1. …
2. …
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này trước quý cơ quan.
Kính mong quý cơ quan xem xét và giải quyết đề nghị của tôi theo quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn viết chi tiết mẫu đơn xin bảo lãnh xe máy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 335 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bảo lãnh, theo đó bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của mình tuy nhiên không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó. Đơn xin bảo lãnh cũng là một trong những văn bản được lập ra để đảm bảo cho việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên nhận bảo lãnh. Với mỗi mục đích khác nhau thì đơn xin bảo lãnh sẽ có các nội dung và hình thức khác nhau, trong đó có đơn xin bảo lãnh xe máy nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần phải lưu ý một số vấn đề trong quá trình viết đơn xin bảo lãnh xe máy như sau để đảm bảo theo đúng hình thức do pháp luật quy định:
– Tại phần “kính gửi”, cần phải ghi rõ cả nhân/tổ chức nhận đơn được xác định là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Dưới tên đơn cần phải nêu ra nội dung chính của đơn, cụ thể đây là đơn xin bảo lãnh xe máy nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tại phần “căn cứ pháp lý” cần phải nêu rõ các văn bản pháp luật, thỏa thuận, hợp đồng, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến đơn xin bảo lãnh xe máy, áp dụng vào điều luật đó để viết đơn xin bảo lãnh xe máy;
– Tại phần “tên tôi là” phải thể hiện được chủ thể viết đơn xin bảo lãnh xe máy là ai, người có quyền lợi trực tiếp mong muốn giải quyết đơn xin bảo lãnh xe máy tên là gì;
– Tại phần “năm sinh, chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân số …” cần phải điền đầy đủ thông tin về năm sinh, nơi cư trú, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, số điện thoại của người làm đơn;
– Tại phần “trình bày nội dung” cần phải ghi rõ nội dung sự việc được giải quyết;
– Tại phần “người viết đơn” thì người viết đơn cần phải ký ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan, đồng thời có thể viết đơn bằng hình thức viết tay hoặc đánh máy, có thể thêm một số nội dung khác Sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân và không trái với quy định của pháp luật.
3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm giao thông bị tạm giữ:
Quy trình giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh phương tiện khi phương tiện đó vi phạm giao thông bị tạm giữ như sau:
Bước 1: Gửi đơn bảo lãnh phương tiện tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân vi phạm cần phải làm đơn gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ phương tiện đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính để được giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính đó. Tuy nhiên trong đơn cần phải ghi rõ các nội dung cơ bản sau: Họ và tên, mã số định danh cá nhân, số giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, nơi ở thường trú, nơi tạm trú, nghề nghiệp của người vi phạm, tên và địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên và số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, năm sản xuất, xuất xứ, số khung, số máy, dung tích, tình trạng thực tế của phương tiện, nơi đề nghị được giữ và quản lý phương tiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo quản phương tiện đó.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đơn và giải quyết đơn theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đặt tiền để bảo đảm, người có thẩm quyền cần phải xem xét đơn, quyết định cho phép đặt tiền để bảo lãnh và giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho các tổ chức, cá nhân vi phạm bảo quản. Đối với việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm nhiều thời gian để tiến hành thủ tục xác minh thì trong khoảng thời gian không quá 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đặt tiền để bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện cần phải xem xét và đưa ra quyết định về việc cho phép đặt tiền để bảo lãnh, sau đó giao phương tiện vi phạm hành chính cho các tổ chức và cá nhân vi phạm bảo quản. Trường hợp không đồng ý về việc đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ thì cần phải trả lời bằng văn bản và trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Nộp tiền bảo lãnh. Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho phép đặt tiền để bảo lãnh, các tổ chức và cá nhân vi phạm có thể nộp tiền bảo lãnh trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp tiền thông qua tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phương tiện đó. Sau đó, việc đặt tiền bảo lãnh bắt buộc phải được lập thành biên bản. Biên bản đặt tiền bảo lãnh cần phải có chữ ký của các bên, trong đó bao gồm người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và các cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Đồng thời biên bản đặt tiền bảo lãnh cần phải được lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ một bản. Trong biên bản đặt tiền bảo lãnh cần phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Địa điểm lập biên bản, ngày tháng năm đặt tiền bảo lãnh, họ tên và chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, cá nhân đặt tiền bảo lãnh, thông tin cá nhân, tổ chức đặt tiền bảo lãnh, lý do đặt tiền bảo lãnh, mức tiền đặt để bảo lãnh, thời hạn đặt tiền bảo lãnh, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân đặt tiền bảo lãnh.
Bước 4: Giao phương tiện giao thông cho người vi phạm bảo quản. Sau khi các tổ chức và cá nhân nộp tiền bảo lãnh phải hoàn thành đầy đủ thủ tục lập biên bản đặt tiền bảo lãnh, người có thẩm quyền sẽ giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho cá nhân để bảo quản, việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cần phải được lập thành biên bản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu;
– Công văn 615/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan về việc triển khai thực hiện Nghị định 138/2021/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: