Bãi nhiệm kế toán trưởng thường được sử dụng khi kế toán trưởng vi phạm quy định hợp đồng thì sẽ bị dừng hợp đồng. Mẫu bãi nhiệm kế toán trưởng là biểu mẫu cần thiết cho nhu cầu hoàn tất thủ tục bãi nhiệm kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin bãi nhiệm kế toán trưởng là gì?
Việc bổ nhiệm và bãi nhiệm diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp bởi mỗi cơ quan đều có những quy định riêng về việc làm và nhân sự. Đối với đơn bãi nhiệm kế toán trưởng, khi có quyết định của ban giám đốc thì bộ phận nhân sự phải chuẩn bị biểu mẫu để thực hiện theo lệnh của cấp trên. Mẫu đơn bãi nhiệm kế toán trưởng được các doanh nghiệp lập ra và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Đơn bãi nhiệm kế toán trưởng là văn bản được sử dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức có mong muốn bãi nhiệm chức danh kế toán trưởng của cá nhân khác khi cá nhân này không còn phù hợp với vị trí này do những nguyên nhân như cá nhân có hành vi vi phạm đạo đức, phẩm chất đạo đức không còn phù hợp với chức vụ được giao… Mẫu đơn nêu rõ căn cư pháp lý, thông tin bãi nhiệm, nội dung bãi nhiệm kế toán trưởng. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản cần phải có ý kiến xác nhận của hội đồng quản trị công ty và người làm đơn để biên bản có giá trị.
2. Mẫu đơn xin bãi nhiệm kế toán trưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
….., ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN BÃI NHIỆM CHỨC DANH KẾ TOÁN TRƯỞNG
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của Công ty;
Căn cứ vào nhu cầu hiện tại của Công ty;
Kính gửi: – Hội đồng quản trị Công Ty Cổ phần…
Tôi là:……… Sinh ngày:……
Hiện đang làm việc tại Phòng……….. Công ty…………
Chức vụ:…..
Điện thoại liên lạc: …….
Ông/bà ….. đảm nhiệm chức danh kế toán trưởng của Công ty từ ngày … tháng … năm … Trong quá trình công tác, ông/bà…… đã luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, là tấm gương để các nhân viên noi theo và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, ông/bà ……….. đã có những hành vi không chuẩn mực, không tương xứng với chức danh của mình. (bạn nêu cụ thể những lý do khiến ông /bà …….. không còn xứng đáng với vị trí kế toán trưởng; chẳng hạn như có vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc, có những vi phạm về phẩm chất đạo đức…. Bạn cần trình bày chi tiết về những vi phạm này và gửi kèm các căn cứ chứng minh cho vi phạm đó)
Căn cứ:
Cơ sở pháp luật: (Bạn cần viện dẫn căn cứ pháp luật để tăng tính thuyết phục cho lá đơn)
(Chẳng hạn đối với loại hình công ty cổ phần nhà nước, bạn có thể tham khảo căn cứ theo quy định tại Tiết b, Điểm 1, Mục IV Thông tư liên tịch số
“b) Đối với các tổ chức quy định tại điểm 2, điểm 3, phần I của Thông tư này thì việc bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán được quy định như sau :
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại tiết b, c của điểm 2 và tiết a của điểm 3, phần I của Thông tư này thực hiện theo Điều lệ công ty và do Hội đồng thành viên quyết định theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 35 của Luật doanh nghiệp;
– Đối với công ty cổ phần quy định tại tiết a, d, đ, e của điểm 2 và tiết b của điểm 3, phần I của Thông tư này thực hiện theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 80 của Luật Doanh nghiệp, theo Điều lệ công ty và do Hội đồng quản trị quyết định;
…”)
- Thực tế nêu trên
Nay tôi làm đơn này xin đề nghị Hội đồng quản trị bãi nhiệm chức danh Kế toán trưởng của ông/bà: …
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật đồng thời xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Kính mong Hội đồng quản trị Công Ty Cổ phần xem xét, giải quyết cho tôi theo nguyện vọng trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hội đồng quản trị Công Ty Cổ phần
(Ý kiến của Hội đồng quản trị, chữ ký của các thành viên )
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin bãi nhiệm kế toán trưởng:
Nội dung của mẫu đơn bãi nhiệm kế toán trưởng có thể căn cứ tùy theo tính chất, nội quy và điều lệ của từng công ty nhưng bao giờ cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
– Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ được trình bày đúng theo nguyên tắc trình bày các văn bản, biểu mẫu hành chính. Tên của quyết định, tên giám đốc, tổng giám đốc của doanh nghiệp, những căn cứ liên quan đều được trình bày chi tiết và rõ ràng nhất.
– Phần nội dung: Mẫu đơn bãi nhiệm kế toán trưởng sẽ có tất cả các điều khoản liên quan đến vị trí kế toán trưởng đồng thời nêu rõ thời gian và hiệu lực thi hành của quyết định. Biểu mẫu phải đảm bảo đầy đủ thông tin người bị bãi nhiệm và thời gian có hiệu lực một cách minh bạch, rõ ràng để tránh xảy ra tranh chấp.
– Phần kết: Phần này bao gồm chữ ký các bên đại diện của hội đồng quản trị. Chỉ khi có đầy đủ chữ ký và đóng dấu xác nhận thì quyết định bãi nhiệm kế toán trưởng mới có hiệu lực.
4. Một số quy định của pháp luật về kế toán:
Theo Điều 5
“1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.”
Theo Điều 6
“1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo
Theo Điều 51 Luật kế toán 2015 quy định về: Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán có nội dung như sau:
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm
Quyền hạn của kế toán trưởng:
Kế toán trưởng có quyền hạn độc lập đối với các công việc liên quan tới kế toán, tài chính. Kế toán trưởng ở những doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước còn có quyền đưa ra ý kiến với người đại diện pháp luật của đơn vị (có thể là giám đốc pháp lý hoặc trưởng phòng pháp lý) về việc thay đổi nhân sự (tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật); yêu cầu kế toán viên cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu kế toán. Khi ý kiến về chuyên môn kế toán của kế toán trưởng khác với ý kiến của lãnh đạo, kế toán trưởng có quyền giữ ý kiến của mình.
Trách nhiệm của kế toán trưởng.
Kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện công việc kế toán và tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, kế toán trưởng là người lập các báo cáo về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo sổ sách kế toán chính xác và đầy đủ, cũng như các hoạt động kế toán, tài chính, thuế của doanh nghiệp là phù hợp với quy định của pháp luật.