Khi cá nhân có quyền đề nghị khởi tố thì cũng có quyền rút yêu cầu của mình khi có những lý do nhất định. Việc rút yêu cầu được thực hiện thông qua việc nộp đơn bãi nại, đình chỉ vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Đơn bãi nại, đình chỉ điều tra vụ việc là gì?
Đơn xin bãi nại là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân, tổ chức gửi lên cơ quan có thẩm quyền về việc xin rút đơn tố cáo, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Tại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại gồm các tội phạm quy định tại
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạ sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Điều 141.Tội hiếp dâm; Điều 143. Tội cưỡng dâm
Điều 155. Tội làm nhục người khác; Điều 156. Tội vu khống; Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Khi các cá nhân bị xâm hại theo quy định tại Khoản 1 của các điều trên thì có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Tuy nhiên, sau khi khởi tố vụ án, nạn nhân xem xét lại, hoặc vì một lý do nào khác mà không bị bất cứ chủ thể nào ép buộc thì có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Khi đó, đơn bãi nại chính là văn bản dùng để gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích rút yêu cầu khởi tố hình sự. Bên cạnh đó, đơn bãi nại cũng là căn cứ để cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân,
2. Mẫu đơn bãi nại, đình chỉ điều tra vụ việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
….., ngày…… tháng….. năm…..
ĐƠN XIN BÃI NẠI
(Đối với….. trong vụ án…..)
Kính gửi:
– Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận……, công an tỉnh…..
– Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận…., tỉnh…..
–
Tôi là …., sinh năm …… CMND số: ….. địa chỉ: …..,
Tôi là người bị hại trọng vụ án …….do ông/bà/anh/chị……gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội………
Bằng văn bản này tôi xin bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà/anh/chị………) và đề nghị quý các cơ quan tiến hành Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án nêu trên, lý do xin rút như sau:
Chúng tôi đã thống nhất và thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến vụ án này, Ông/bà/anh/ chị……. sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã ăn năn, hối cải, khắc phục hậu quả và nhận thức được hành vi vi phạm của mình, mong muốn chuộc lại lỗi lầm và phấn đấu trở thành công dân tốt. Nhận thấy hành vi và nhận thức của ông/bà/anh/chị là thành khẩn, không nhất thiết phải trừng trị trước pháp luật hơn nữa việc gây nguy hại cho tôi là người bị hại cũng không lớn do đó không nhất thiết phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội này.
Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan tiến hành việc đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án nêu trên.
Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý trí và nguyện vọng của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin bãi nại, đình chỉ điều tra vụ việc:
– Đơn xin bãi nại cần ghi nơi viết, ngày tháng năm viết.
– Phần Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thì ghi tên cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết vụ án hình sự đó.
Ví dụ Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
– Người viết đơn ghi tên, ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, chứng minh nhân/ Căn cước công dân, địa chỉ.
– Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
– địa chỉ ghi nơi sinh sống hiện tại của họ, ghi rõ thông/làng/ bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Phần là bị hại trong vụ án ghi theo tên vụ án mà cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đang thụ lý; ghi đầy đủ tên bị can/bị cáo gây ra.
Ví dụ: Tôi là người bị hại trong vụ án Cưỡng dâm do bị can: Nguyễn Văn A sinh năm 1995 trú tại : Thôn X, xã Y, Huyện M, Thành phố Z gây ra.
– Tiếp đến, “Hiện đang bị Quý cơ quan tiến hành…” Nếu là đơn gửi
– Phần cuối cùng là điền tên của bị can, bị cáo vào phần “Tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo…”.
4. Đơn bãi nại do ai lập và nộp tại đâu?
Người có quyền nộp đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó là bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Chỉ những người nộp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì mới có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Do vậy, người có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay có quyền nộp đơn bãi nại đó chính là bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Quy định đình chỉ điều tra khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra là nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Người bị hại chính là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản do hành vi phạm tội gây ra. Khi cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra có thể gây thêm những tổn thất về tinh thần cho người bị hại, làm lộ bí mật đời tư của họ. Mặc dù trước đó người bị hại đã có yêu cầu khởi tố nhưng trong giai đoạn điều tra do phải chịu thêm những thiệt hại về tinh thần họ không mong muốn tiếp tục nên đã rút yêu cầu. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan điều tra phải chấm dứt mọi hoạt động điều tra đối với vụ án.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được có căn cứu cho rằng người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức thì vẫn tiến hành hoạt động điều tra đối với vụ án. Người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Việc xác định việc rút yêu cầu của người bị hại là bị ép buộc, là trái với ý muốn của người bị hại phải có tài liệu chứng minh, không được căn cứ vào suy diễn chủ quan của người bị hại hoặc người tiến hành tố tụng.
Nộp đơn bãi nại tại