Trong một số trường hợp, với nhiều lý do khác nhau người bị hại muốn viết đơn xin bãi nại. Trong phạm vi bài viết dưới đây, tác giả sẽ giới thiệu mẫu đơn xin bãi nại với tội cố ý gây thương tích, hướng dẫn cách viết đơn xin bãi nại và các hậu quả pháp lý của việc bãi nại này.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích là gì?
Đơn xin bãi nại về tội cố gây thương tích là văn bản do người bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết gửi tới có quan tố tụng có thẩm quyền nhằm rút yêu cầu khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích.
Đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích dùng để cá nhân bày tỏ nguyện vọng với cơ quan có thẩm quyền về việc rút yêu cầu khởi tố, là căn cứ để cơ quan tố tụng xem xét việc đình chỉ hay tiếp tục khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích.
2. Mẫu đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……………., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN BÃI NẠI
(Đối với………….. trong vụ án cố ý gây thương tích)
Căn cứ
Căn cứ ……..
Kính gửi: – Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận……,
công an tỉnh …….;
– Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận…., tỉnh…..;
–
Tôi là: …………. Sinh năm:……
Số CMND/CCCD:…………. Cấp ngày: ………….. Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện tại: ……
Tôi là người bị hại trong vụ án ……………. do ông/bà …
gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội ……
theo Điểm …, Khoản …, Điều …
Tôi làm đơn này với mong muốn xin được bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà ……..) và đề nghị quý các cơ quan tiến hành đình chỉ điều tra/đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án nêu trên, lý do xin rút như sau:
Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã thống nhất và thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại có liên quan trên tinh thần thiện chí, thông cảm lẫn nhau. Ông/bà……….. đã thể hiện sự ăn năn, hối cải, nhận thức được vi phạm của mình và mong muốn khắc phục lỗi lầm. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy hành vi, thái độ của ông/bà …………. là thành thật, thiện chí. Đồng thời, hậu quả gây ra với bản thân tôi không quá lớn, không nhất thiết phải đưa ra trừng trị trước pháp luật do đó không nhất phải đưa ra điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội này.
Tội danh mà ông/bà vi phạm là tội cố ý gây thương tích. Căn cứ Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015thì đây là một trong những tội danh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Dựa vào quy định này và những nội dung tôi đã trình bày ở trên, nay tôi làm đơn này đề nghị các Quý cơ quan tiến hành đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án nêu trên.
Tôi cam đoan rằng lá đơn được tôi viết trong tình trạng sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, xuất phát từ chính mong muốn của bản thân tôi và không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào.
Những thông tin tôi viết trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Kính đề nghị các Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn bãi nại cố ý gây thương tích:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
– Kính gửi: Cơ quan tố tụng đã tiếp nhận đơn yêu cầu khởi tố.
– Người bị hại ghi các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, sinh năm, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú được ghi theo giấy chứng minh nhân dân, chỗ ở hiện tại là nơi người bị hại đang sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú.
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Quy định pháp luật khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại xác định một số trường hợp riêng biệt, đặc thù đó là các trường hợp hành vi phạm tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bọ hại, trong trường hợp này pháp luật danh để người bị hại có quyền lựa chọn cách thức bảo vệ quyền của mình bằng việc có hay không việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi của họ.
Tuy nhiên, khi quy định cho người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì việc thực hiện quyền này cũng phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc giới hạn về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại phải được xác định rõ về chủ thể, phạm vi các tội phạm được quyền yêu cầu, phạm vi thực hiện quyền và hậu quả pháp lý xuất phát từ việc người bị hại thực hiện quyền này, phải được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng hình sự.
Pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt nam là tập hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự với người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại khi họ có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
Căn cứ pháp lý cho việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự : “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Như vậy, đối với tội cố ý gây thương tích, người bị hại có thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự cụ thể trong trường hợp sau:
Khoản 1 Điều 134: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Khoản 1, Điều 135: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Khoản 1 Điều 136: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Hậu quả pháp lý của rút yêu cầu khởi tố:
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Bị hại có thể rút yêu cầu khởi tố vụ án ở các giai đoạn tố tụng hình sự từ điều tra, truy tố, xét xử.