Dưới góc độ xã hội học, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, trong đó gồm những người có quan hệ huyết thống hoặc cùng chung sống. Để được xác nhận là thành viên trong gia đình thì cần làm những gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xác nhận thành viên trong hộ gia đình là gì?
Mẫu đơn xác nhận thành viên trong hộ gia đình là mẫu văn bản được dùng để xác nhận danh sách thành viên trong gia đình đứng tên trên Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất.
Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của
Mẫu đơn xác nhận thành viên trong hộ gia đình thường được dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền khi cần làm các thủ tục hành chính như thế chấp sổ đỏ, xác nhận nhân khẩu,…
2. Mẫu đơn xác nhận thành viên trong hộ gia đình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN
XÁC NHẬN THÀNH VIÊN TRONG HỘ GIA ĐÌNH
Kính gửi: Ban công an phường …
Họ và tên người khai: …
Năm sinh: …
Dân tộc: …
Nơi thường trú/tạm trú: …
Tôi làm đơn này, kính đề nghị Ban Công an phường … xác nhận cho tôi nội dung sau: Ngày …, hộ gia đình ông … được Ủy ban nhân dân phường … cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất số …
Nay, tôi làm đơn này, kính đề nghị Ban công an phường … xác nhận cho tôi nội dung là: Tại thời điểm cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất số … (như nêu trên), trong Hộ gia đình ông … gồm có các thành viên sau:
1.Ông … Sinh năm … CMND số …
Thường trú tại: …
2.Bà … Sinh năm … CMND số …
Thường trú tại: …
3.Chị … Sinh năm …… CMND số …
Thường trú tại: …
4.Chị … Sinh năm … CMND số …
Thường trú tại: …
Ngoài những người có tên nêu trên, Hộ gia đình ông không còn thành viên nào khác và chỉ những người có tên nêu trên là người có quyền sử dụng đối với thửa đất đã được cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất số …
Mục đích của việc xin xác nhận: Làm các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
…, ngày ….. tháng ….. năm …
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
XÁC NHẬN CỦA BAN CÔNG AN PHƯỜNG …
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xác nhận thành viên trong hộ gia đình:
– Ghi rõ tên cơ quan gửi đơn xác nhận thành viên trong hộ gia đình;
– Nội dụng đơn: Ghi rõ thông tin các cá nhân muốn xác nhận là thành viên trong hộ gia đình;
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về xác nhận thành viên trong hộ gia đình:
4.1. Cách xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc xác định các thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất “thường” được thẩm phán, ngân hàng, công chứng viên… xem xét thông qua việc các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất…
Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai, BLDS năm 2015,
Như vậy, thành viên “hộ gia đình sử dụng đất” sử dụng đất cần có yếu tố sau:
+ Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
+ Đang sống chung;
+ Có QSDĐ chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.
Do đó, khi giải quyết các vụ án dân sự mà cần xác định thành viên của hộ gia đình có QSDĐ, theo tôi, Tòa án cần lưu ý các vấn đề như:
+ Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình về nguyên tắc phải căn cứ vào hồ sơ cấp GCN QSDĐ
+ Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển nhượng QSDĐ.
Vì vậy, Tòa án cần phải yêu cầu đương sự cung cấp các loại giấy tờ sau để chứng minh như:
(1) GCN QSDĐ cấp cho hộ gia đình;
(2) Quyết định được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, từ đó có thể xác định đất được Nhà nước giao cho cá nhân hay hộ gia đình
+Ngoài những người là thành viên hộ gia đình có QSDĐ, Tòa án phải đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Ngoài ra, cần lưu ý về Sổ hộ khẩu, vì Sổ hộ khẩu là loại giấy tờ để quản lý về nơi cư trú nên nó chỉ có khả năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân (khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006).
Vì vậy cần phải xem xét theo từng trường hợp cụ thể; Nơi thường trú thì không được suy luận một cách đương nhiên là công dân đang chung sống với nhau, cùng nhau sản xuất kinh tế mà phải nhận thức “đang chung sống” tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển nhượng QSDĐ là điều kiện cơ bản để xem xét tư cách tham gia góp ý kiến của người này đối với giao dịch do chủ hộ trực tiếp xác lập.
Theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ về hộ gia đình sử dụng đất, đã giải quyết được vấn đề khi cá nhân không có tên trong sổ hộ khẩu là thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.
4.2. Thẩm quyền xác nhận thành viên hội gia đình:
Tại Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của
“Khi giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó được cấp cho hộ gia đình và tại thời điểm giải quyết tranh chấp, thành viên hộ gia đình đã có sự thay đổi so với thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này những thành viên nào của hộ gia đình có quyền sử dụng đất đó? Những thành viên nào của hộ gia đình có quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng?”
Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Như vậy, khi giải quyết vụ án dân sự mà cần xác định thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
–Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
–Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
–Khi giải quyết vụ án dân sự, ngoài những người là thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chứ không phải UBND cấp xã) xác định thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Từ hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao có thể vận dụng vào việc xác nhận thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phục vụ cho các hoạt động công chứng, chứng thực chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo hướng cơ quan nào cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan đó phải có trách nhiệm xác nhận thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy, vì chỉ có cơ quan cấp giấy chứng nhận mới có hồ sơ lưu trữ đầy đủ chứ UBND cấp xã không có lưu trữ hồ sơ cấp giấy nên không có cơ sở để xác nhận tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình có bao nhiêu người .