Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế là nghĩa vụ của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, nghĩa vụ này không tự phát sinh mà dựa trên các thủ tục do người nộp thuế đề nghị, trước hết là đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế là gì?
Đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế là văn bản do người nộp thuế gửi tới cơ quan quản lý thuế trực tiếp nhằm yêu cầu cơ quan này xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế trong một số trường hợp nhất định.
Đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế dùng để bày tỏ nguyện vọng của người nộp thuế với cơ quan có thẩm quyền, là căn cứ để cơ quan quản lý thuế xem xét, nắm bắt tình hình để quyết định việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế hay không.
2. Mẫu đơn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
………, ngày … tháng… năm ……
Đơn xin được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế
Kính gửi: Chi cục thuế……
Địa chỉ: ……
– Tên công ty: ……
– Số giấy chứng nhận đầu tư/Mã số thuế cá nhân/ Số giấy phép đăng ký kinh doanh …… ngày cấp lần đầu ngày…. tháng ….năm …. và thay đổi lần thứ ….ngày …. tháng …. năm ……
– Mã số thuế:……
– Địa chỉ trụ sở chính: ……(sau đây gọi tắt là “Công Ty”)
Để thuận tiện cho việc giải thể công ty, nay Công Ty làm đơn này kính đề nghị hải quan xác nhận số thuế Công Ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước như sau:
Loại thuế: ……
Phát sinh: ……
Đã nộp: ……
Nên Công ty đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế và hiện không còn nợ thuế Nhà nước.
Để Công Ty hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, rất mong Chi cục thuế thành phố…… xác nhận cho Công ty trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng cám ơn và kính chào!
……., ngày …. tháng …. năm …
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Giám đốc).
3. Hướng dẫn mẫu đơn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn.
– Kinh gửi: Chi cục thuế nơi người nộp thuế nộp thuế hoặc đăng ký mã số thuế. Địa chỉ Chi cục Thuế cũng cần được ghi rõ.
– Tên công ty: được viết theo tên trong giấy phép kinh doanh (nếu là cá nhân thì ghi rõ họ và tên).
– Địa chỉ: Nếu là công ty thì ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, nếu là cá nhân thì ghi nơi đăng khẩu thường trú.
– Ghi rõ mã số thuế, loại thuế, đã nộp bao nhiêu tiền thuế, và ghi rõ ngày tháng năm làm đơn.
– Đại diện của pháp luật đối với công ty ký và ghi rõ họ tên và sử dụng con dấu, người viết đơn là cá nhân ký và ghi rõ họ và tên.
4. Các vấn đề pháp lý về xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Các trường hợp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh: Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
– Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
– Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
– Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
– Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
– Doanh nghiệp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
– Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp được tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị
– Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết do người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tất cả những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự do người quản lý tài sản của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phần tài sản của người đó.
– Trường hợp Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã xóa theo quy định tại Điều 85 của Luật này được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền chậm nộp cho thời gian bị tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Trình tự thực hiện:
– Người nộp thuế gửi văn bản đề nghị xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của từng loại thuế hoặc của tất cả các loại thuế; hoặc xác nhận số tiền thuế, tiền phạt còn phải nộp đến thời điểm đề nghị xác nhận cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp cá nhân, nhà thầu nước ngoài nộp thuế qua tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn thì đề nghị với cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên khấu trừ tại nguồn xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nêu rõ các nội dung:
– Tên người nộp thuế, mã số thuế;
– Số thuế phát sinh của từng loại thuế bao gồm cả số thuế do người nộp thuế khai trong hồ sơ thuế đã nộp cho cơ quan thuế và số thuế khoán, số thuế ấn định theo quyết định của cơ quan thuế;
– Số tiền phạt hành chính do vi phạm pháp luật thuế;
– Số tiền thuế, tiền phạt đã nộp;
– Số tiền thuế, tiền phạt còn nợ (nếu có).
– Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, Chi cục Thuế có trách nhiệm ra văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế. Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, Chi cục Thuế gửi
Như vậy, việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế là quyền của người nộp thuế khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, cũng là trách nhiệm họ cần thực hiện trong một số trường hợp.