Trong trường hợp người nộp thuế chưa được đơn vị sử dụng vốn nhà nước thanh toán nên không thể nộp kịp và khi đó, người nộp thuế phải cung cấp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đơn xác nhận chưa được thanh toán.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xác nhận chưa được thanh toán là gì?
Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước : đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước có trách nhiệm xác nhận tình trạng thanh toán cho người nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.
Mẫu đơn xác nhận chưa được thanh toán là mẫu đơn do người nộp thuế lập ra gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp khi người nộp thuế cung cứng hàng hoá, dịch vụ chưa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vi sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp kịp thời theo quy định của pháp luật.
Mẫu đơn xác nhận chưa được thanh toán nêu rõ thông tin về người nộp thuế, mã số thuế, thông tin của đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nội dung của đơn…
Mẫu đơn xác nhận chưa được thanh toán là mẫu đơn được dùng để người nộp thuế xác nhận về việc chưa được đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thanh toán để người nộp thuế không bị tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế.
Mẫu đơn xác nhận chưa được thanh toán là cơ sở để cơ quan quản lý thuế trực tiếp xem xét, kiểm tra, đánh giá và không tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế.
Mẫu đơn xin xác nhận chưa được thanh toán do Bộ tài chính ban hành kèm theo Thông tu 26/2015/TT- BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế.
2. Mẫu đơn xác nhận chưa được thanh toán:
Mẫu số 01/TCN
(Ban hành kèm theo
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ
Số: …………………..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.., ngày……….tháng ……..năm …..
….(Tên người nộp thuế)…, mã số thuế: ……………, địa chỉ: ……….. đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho … (tên đơn vị)… là đơn vị sử dụng vốn NSNN theo hợp đồng số: ………, ngày ………. tháng ……….. năm ………., trong đó:
– Giá trị hợp đồng được thanh toán từ nguồn vốn NSNN: ……… đồng.
– Giá trị hợp đồng được thanh toán từ nguồn ngoài NSNN: ……… đồng.
1. …………(Tên đơn vị)………. đã thanh toán cho …….(tên người nộp thuế)……… số tiền là: ………(số tiền)…….. đồng, trong đó:
– Số tiền được thanh toán từ nguồn vốn NSNN: ……… đồng.
– Số tiền được thanh toán từ nguồn ngoài NSNN: ………. đồng.
2. Số tiền …….(tên đơn vị)………. còn nợ …….(tên người nộp thuế)…….. là: ……… đồng.
3. Thời hạn ………(tên đơn vị)…….. phải thanh toán là ngày ………..(1)
4. Thời hạn, số tiền thuế …(tên người nộp thuế)… phải nộp NSNN như sau:
– Tờ khai thuế …….. tháng/quý/năm …….; số tiền thuế phải nộp: ………. đồng; hạn nộp: …….(ghi rõ ngày …….. tháng ……. năm……)……(2)
– Tờ khai thuế ……… tháng/quý/năm ………, số tiền thuế phải nộp: ……… đồng, hạn nộp: ……..(ghi rõ ngày …….. tháng ….. năm……)…….
– Quyết định số ………., ngày …….. tháng ……….. năm ……; số tiền thuế phải nộp: ……. đồng; hạn nộp: ……..(ghi rõ ngày ……. tháng …….. năm……..)…….
5. ………(Tên người nộp thuế)…….. đề nghị …….(tên cơ quan thuế)……… không tính tiền chậm nộp đối với số thuế thuộc:
– Tờ khai thuế ………. tháng/quý/năm ……….; số tiền: ………. đồng từ ngày ……… đến ngày được ………(tên đơn vị)……… thanh toán (3)
– Tờ khai thuế ……. tháng/quý/năm …….., số tiền: ……… đồng từ ngày ……… đến ngày được ……..(tên đơn vị)……… thanh toán.
– Quyết định số ………, ngày ……….. tháng …….. năm ……….; số tiền: …….. đồng từ ngày ……… đến ngày được ………(tên đơn vị)………. thanh toán.
………(Tên người nộp thuế)……… chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin nêu trên./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, .
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG VỐN NSNN
… (Tên đơn vị)… là đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước mở tài khoản tại …(tên kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản)…, số tài khoản: …, tên tài khoản: … xác nhận những thông tin …(tên người nộp thuế)… khai ở trên là đúng./.
…….., ngày……….tháng ……..năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
Trường hợp 1:
(1) Thời hạn đơn vị A phải thanh toán là ngày 15/01.
(2) Hạn nộp thuế là ngày 20/01.
(3) Không tính tiền chậm nộp từ ngày 21/01 đến ngày được đơn vị A thanh toán.
Trường hợp 2:
(1) Thời hạn đơn vị A phải thanh toán là ngày 25/01.
(2) Hạn nộp thuế là ngày 20/01.
(3) Không tính tiền chậm nộp từ ngày 25/01 đến ngày được đơn vị A thanh toán (từ ngày 21/01 đến ngày 24/01, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp).
4. Quy định của pháp luật liên quan:
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật quản lý thuế 2019
+ Thông tư 26/2015/TT- BTC
* Các trường hợp không tính tiền chậm nộp (Điều 59 Luật quản lý thuế 2019)
– Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
– Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
– Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật quản lý thuế 2019 thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
– Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
– Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
Như vậy, khi người nộp thuế là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì sẽ thuộc một trong những trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp. Điều này được quy định là phù hợp bởi lẽ đây không phải do chủ quan phía người nộp thuế không nộp thuế mà do chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán, điều luật này được quy định nhằm hỗ trợ, cũng như là cách gia hạn nộp tiền thuế cho người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà chưa được thanh toán.
– Theo Điều 10 Thông tư 26/2015/TT- BTC quy định thì:
– Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn ngoài ngân sách, nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tương ứng với phần được thanh toán từ ngân sách nhà nước.
– Đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước là đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước được giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của
Ví dụ: Người nộp thuế A cung cấp hàng hóa X cho đơn vị B (đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước) giá trị hàng hóa X là 100 triệu đồng, trong đó 40 triệu được thanh toán từ NSNN, 60 triệu được thanh toán từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Người nộp thuế A chưa được đơn vị B thanh toán 100 triệu đồng.
Người nộp thuế A nợ thuế là 70 triệu đồng, người nộp thuế A thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế là 40 triệu đồng.
– Phạm vi số tiền thuế và thời gian không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán
+ Không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế còn nợ, số tiền thuế nợ này không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế nợ thuế của nhiều kỳ kê khai thuế thì tổng số thuế nợ của các kỳ kê khai không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán.
+ Thời gian không tính chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày người nộp thuế phải nộp thuế đến ngày đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và không vượt quá thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế.
* Trình tự, thủ tục không tính tiền chậm nộp
+ Người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này cung cấp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 01/TCN ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT- BTC
+ Cơ quan thuế ban hành quyết định về việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, thời gian kiểm tra tối đa là 03 ngày làm việc. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế xác định:
– Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp thì cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp thuế.
– Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thì cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp thuế (thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp) và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật.
Ví dụ:
Ngày 20/02/2015, người nộp thuế A nộp tờ khai thuế GTGT, số thuế phải nộp là 30 triệu đồng. Tại thời điểm này, ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế A số tiền là 100 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế xác định người nộp thuế A thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế GTGT 30 triệu đồng đến khi được ngân sách nhà nước thanh toán.
Đến ngày 31/3/2015, người nộp thuế A nộp quyết toán thuế TNDN, số tiền thuế TNDN phải nộp là 80 triệu đồng. Tại thời điểm này, ngân sách nhà nước vẫn chưa thanh toán cho người nộp thuế A số tiền 100 triệu đồng. Người nộp thuế A tiếp tục thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế TNDN 70 triệu đồng đến khi được ngân sách nhà nước thanh toán. Số tiền thuế còn lại là 10 triệu đồng, nếu người nộp thuế A chưa nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải tính tiền chậm nộp.
+ Sau khi được ngân sách nhà nước thanh toán, người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 02/TCN ban hành kèm theo Thông tư này để cơ quan thuế có cơ sở tính lại các khoản tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và xác định chính xác số ngày không phải nộp tiền chậm nộp của người nộp thuế.
Như vậy, có thể thấy, cơ quan thuế có trách nhiệm thực hiện giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nếu phát hiện người nộp thuế được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nhưng không nộp kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, theo đó tính tiền chậm nộp kể từ ngày kế tiếp ngày người nộp thuế được thanh toán và thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp người nộp thuế chưa được thanh toán thì người nộp thuế sẽ không phải nộp tiền nộp chậm và thời gian không tính chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày người nộp thuế phải nộp thuế đến ngày đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và không vượt quá thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế và trình tự, thủ tục không tính tiền chậm nộp được tiến hành theo quy định của pháp luật.