Trong bài viết này, Luật Dương Gia giới thiệu đến các bạn mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm và thủ tục xin giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất. Đơn xác nhận hạnh kiểm hay giấy xác nhận hạnh kiểm được sử dụng trong việc bạn muốn chứng minh, xác nhận hạnh kiểm cá nhân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm:
- 2 2. Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm:
- 3 3. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm:
- 4 4. Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:
- 5 5. Giấy xác nhận hạnh kiểm có phải dán ảnh không?
- 6 6. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm:
- 7 7. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp:
- 8 8. Xin xác nhận hạnh kiểm tại cơ quan nào?
1. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi: Công an Phường (Xã): …….
Quận (Huyện): ………
Tôi tên là:……
Ngày, tháng, năm sinh:…
Nơi sinh:…..
Quê quán:…. Dân tộc:…
Địa chỉ thường trú: …..
Địa chỉ tạm trú:…
Số CMND / Hộ chiếu:…….
Cấp ngày:…….. Tại:…….
Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương……….
Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty ……..
Ngày……….. tháng……….năm 200……
Xác nhận của địa phương Kính đơn
2. Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi: Công an Phường (Xã): ….
Quận (Huyện): …
Tôi tên là: …..
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Nơi sinh: ……
Nguyên quán: ……….. Dân tộc: …
Địa chỉ thường trú: …..
Địa chỉ tạm trú: …….
Số CMND/Hộ chiếu: …….. Cấp ngày: ……..Tại: …
Kính mong Công an phường (xã) xác nhận về hạnh kiểm của tôi: từ trước đến nay bản thân tôi không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, cũng như không có vi phạm về an ninh trật tự tại địa phương.
Lý do để bổ túc hồ sơ: ….
Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…………, ngày….tháng….năm…..
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN NGƯỜI KHAI KÍ TÊN
3. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm:
Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an địa phương. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ theo hướng dẫn phía dưới thì hồ sơ gửi lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.
Luật lý lịch tư pháp, hiện nay pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương để đi làm mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Theo quy định tại điều 44 Luật lý lịch tư pháp quy định thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm các cơ quan sau:
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
– Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
– Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
* Thời hạn giải quyết
– Không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.
Như vậy, đối chiếu với thông tin bạn cung cấp cho thấy công an phường không có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn mà phải là Sở tư pháp nơi bạn thường trú.
* Hồ sơ gồm:
– Đơn xin xác nhận hạnh kiểm (theo mẫu);
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Sổ hộ khẩu.
4. Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm:
– Kính gửi: Ghi tên công an của phường (xã) và quận (huyện) nơi bạn đang sinh sống.
– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.
– Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
– Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.
– Nguyên quán: Quê hương của bạn.
– Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.
– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.
– Địa chỉ tạm trú: Địa chỉ người làm đơn đang ở để sinh sống và làm việc hiện tại.
– Số CMND/ Hộ chiếu:…….Cấp ngày:…….Tại:……: Ghi đầy đủ và chính xác tên số CMND, ngày và nơi cấp.
– Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.
5. Giấy xác nhận hạnh kiểm có phải dán ảnh không?
Giấy xác nhận hạnh kiểm do cơ quan công an địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú cấp.
Khi xin Giấy xác nhận hạnh kiểm, cần mang theo các giấy tờ như:
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tạm trú hoặc thường trú, giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú….
Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về nội dung và hình thức của Giấy xác nhận hạnh kiểm.
Thông thường, Giấy xác nhận hạnh kiểm sẽ không cần phải dán ảnh, không cần phải đóng dấu giáp lai mà vẫn có giá trị sử dụng.
6. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm:
Bạn muốn tiến hành xin xác nhận hạnh kiểm tại địa phương nhưng chưa biết chuẩn bị những gì, nộp đơn xin xác nhận ở đâu và trình tự thủ tục như thể nào?
Bước 1: Làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm, thông thường làm đơn tại công an địa phương (Công an xã).
Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin xác nhận hạnh kiểm (theo mẫu)
– Chứng minh nhân dân và hộ chiếu
– Sổ hộ khẩu
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan công an cấp xã.
Thời hạn giải quyết thủ tục này theo quy định pháp luật hiện hành là “không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”. Trường hợp cá nhân đã có thời gian cư trú ở nước ngoài, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, người nước ngoài hoặc cư trú ở nhiều nơi thì thời hạn giải quyết là “không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã làm rõ về mục đích của đơn xin xác nhận hạnh kiểm đối với cá nhân, gợi ý một số mẫu đơn mới nhất và trình tự thủ tục bạn phải biết khi muốn xác nhận hạnh kiểm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn.
7. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp:
– Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp (số 1, số 2):
+
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);
+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.
+ Ngoài ra, người yêu cầu cấp PLLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
Lưu ý: Cá nhân có thể ủy quyền yêu cầu cấp PLLTP số 1 (việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và bản sao chứng minh nhân dân (kèm bản chính để đối chiếu) của người được ủy quyền. Trường hợp người yêu cầu cấp PLLTP là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.
Cá nhân yêu cầu cấp PLLTP số 2 không được ủy quyền cho người khác.
Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
+Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
8. Xin xác nhận hạnh kiểm tại cơ quan nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư, tôi sinh năm 1993, mong được luật sư tư vấn về vấn đề sau: Gia đình tôi đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa nhưng nhà tôi đã bán cách đây 5 năm, giờ tôi đang tạm trú tại phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa. Hiện giờ tôi muốn làm giấy xác nhận hạnh kiểm thì phải làm ở đâu? Mong nhận được hồi âm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo nội dung bạn trình bày, bạn không nói rõ việc xin giấy xác nhận hạnh kiểm nhằm mục đích như thế nào? Nếu nội dung hạnh kiểm hay nói cách khác là về nhân thân thì sẽ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân. Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích phiếu lý lịch tư pháp như sau: là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo khoản 5 Điều 2
Căn cứ theo Điều 44
* Hồ sơ gồm:
–
– Bản chụp giấy chứng nhận nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính đối chiếu);
– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (kèm theo để đối chiếu ) hoặc giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.
– Ngoài ra, người yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
Lưu ý:
– Cá nhân có thể ủy quyền yêu cầu cấp
– Cá nhân yêu cầu cấp
* Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp: Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.
* Lệ phí: Theo Thông tư 174/2011/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:
– Thông thường: 200.000 đồng/lần/người.
– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000 đồng/lần/người.
– Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên 2 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu lý lịch tư pháp thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3000 đồng/phiếu.
– Những trường hợp được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
LƯU Ý:
– Về hiệu lực, Hiện nay, đơn xin xác nhận hạnh kiểm không còn được sử dụng nữa mà được ban hành thay thế bởi Tờ khai lý lịch tư pháp/ Phiếu lý lịch tư pháp, hai văn bản này có giá trị tương đương nhau. Vì vậy, khi được yêu cầu cung cấp đơn xin xác nhận hạnh kiểm hoặc giấy xác nhận hạnh kiểm thì bạn có thể thỏa thuận với doanh nghiệp thay thế bằng Phiếu lý lịch tư pháp.
– Về hình thức, bạn có thể viết đơn theo hình thức viết tay hoặc đánh máy, in trên khổ giấy A4 để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Dù thể hiện bởi hình thức nào thì đơn cũng phải đáp ứng được các tiêu chí về nội dung và hình thức như mẫu đơn mà chúng tôi gợi ý.