Tình cảm ruột thịt, mối quan hệ nhân thân giũa cha mẹ và con cái là một loại quan hệ thiêng liêng, được hình thành ngay từ khi đứa trẻ sinh ra. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, khi biết rằng đứa con mà vợ mình sinh ra lại không phải con ruột của mình thì nhiều người bố đã có mong muốn từ chối nhận con.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn từ chối quyền làm cha:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN YÊU CẦU TỪ CHỐI QUYỀN LÀM CHA
Căn cứ theo
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015.
Kính gửi:
– ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG …….
– ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ……..
– TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ……
1. Thông tin người làm đơn:
Họ và tên người làm đơn: ……
Ngày tháng năm sinh: ……Nơi sinh: ……Dân tộc: ……
Số CMND: …..Ngày cấp:…./ …../….. Nơi cấp: ……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……
Số điện thoại liên hệ: ……
Họ và tên vợ: ………
Ngày tháng năm sinh: ……Nơi sinh: ………Dân tộc: ………
Số CMND: ……Ngày cấp:…./ …../….. Nơi cấp: ……
Số điện thoại liên hệ: ………
Đăng ký kết hôn: ngày … tháng … năm ……
Giấy quyết định ly hôn: ngày … tháng … năm ……
Con thứ nhất: Họ và tên:.………Ngày tháng năm sinh: …./…../….. Giới tính: ………
Con thứ hai: Họ và tên:……Ngày tháng năm sinh:…/…/……. Giới tính:……
2. Lý do viết đơn và căn cứ pháp lý:
Tôi có hai người con, một cháu tên là ………Và một cháu tên là …… Trên cơ sở pháp lý, cả hai người con đều là con của tôi. Nhưng vì một số lý do và nghi ngờ, tôi đã cho cả hai cháu đi xét nghiệm để chứng minh là con đẻ của mình. Tôi đã phát hiện cháu………không phải là con đẻ của mình.
Vợ chồng chúng tôi đã ly dị và hiện nay cháu …… được chăm sóc bởi người mẹ. Kính mong UBND xem xét và quyết định cho tôi được từ chối quyền làm cha đối với cháu ……
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 88
“Điều 88. Xác định cha, mẹ:
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 89. Xác định con:
2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”
3. Giấy tờ kèm theo và cam kết:
– Giấy xét nghiệm ADN chứng minh con thứ … không phải là con đẻ
– Giấy xác nhận lại con đã được Sở y tế đóng dấu và TAND công nhận.
– Giấy quyết định ly hôn của TAND thành phố
– Bản sao giấy đăng ký kết hôn.
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nguyện vọng này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của UBND (nếu có) | Người làm đơn |
2. Thủ tục từ chối nhận con:
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì cha, mẹ được xác định như sau:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Theo quy định như đã nêu trên thì mọi đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều được pháp luật công nhận là con chung của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp chồng không thừa nhận con thì người chồng phải làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp quận nơi người chồng đang thường trú. Kèm theo đơn người chồng phải cung cấp các chứng cứ cho Tòa án để Tòa án xem xét việc từ chối nhận con là có cơ sở.
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”. Nếu không muốn nhận đứa trẻ là con thì cần có chứng cứ để chứng minh và có thể yêu cầu tòa án xác định đứa trẻ không phải là con của mình. Nếu trước khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ mà đã có Bản án/ Quyết định của Tòa án về việc một người không phải là cha đứa trẻ và Bản án/ Quyết định đó đã có hiệu lực thì người vợ không được lấy tên chồng là cha đứa trẻ khi chưa được sự đồng ý của người chồng.
Nếu người vợ đã lấy tên của người chồng với tư cách là cha đứa trẻ để đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ và bản chính Giấy khai sinh của đứa trẻ đã ghi tên của người chồng, nhưng sau đó, tòa án đã ra Bản án/ Quyết định về việc người chồng không phải là cha đứa trẻ và Bản án/Quyết định đó đã có hiệu lực thì người chồng có thể làm thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định tại khoản 1, Điều 41, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005. Theo đó người chồng xuất trình bản chính Giấy khai sinh của đứa trẻ, Bản án/Quyết định của ttòa án về việc mình không phải là cha đứa trẻ và nộp Tờ khai theo mẫu quy định tới Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho đứa trẻ trước đây để giải quyết việc thay đổi hộ tịch trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của đứa trẻ theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về quản lý và đăng ký hộ tịch, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012.
3. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái:
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là mối quan hệ huyết thống chặt chẽ và đã được xây dựng từ khi một đứa trẻ được sinh ra và cất tiếng khóc chào đời. Có thể nói rằng, trong quá trình trưởng thành của nhiều người, cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ luôn có những quyền cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ và không thể thay đổi đối với con của mình và điều này đã được pháp luật quy định rõ ràng.
Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Điều 69 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như sau:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Cha mẹ có nghĩa vụ trông nom và nuôi dưỡng con cái khi con chưa thành niên hoặc chưa có đủ khả năng sống, thậm chí ngay cả khi đã thành niên nhưng gặp khó khăn. .. đó là những điều mà không chỉ luật pháp quy định mà trong đạo lý con người cũng không nghiêm cấm nếu cha mẹ không làm nghĩa vụ đó. Khi con chưa thành niên, tức không trưởng thành hay có các khiếm khuyết về thể lực, trí óc thì cha mẹ là đối tượng ban đầu cho quyền và nghĩa vụ thăm nom, nuôi nấng, giáo dục và đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho con. Khi con cái quá bé thì mọi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu từ ăn uống, đi, về, rèn luyện sức khoẻ. .. hoàn toàn tuỳ thuộc vào cha mẹ và dù có các cá nhân khác đến cùng chăm sóc nhưng cha mẹ có quyền quyết định việc trông nom, chăm sóc, giáo dục trẻ, trừ trường hợp pháp luật nghiêm cấm hoặc khi cha mẹ đối xử tàn nhẫn, lạm dụng hay không có khả năng nuôi dạy trẻ.
Ngoài ra, phụ nữ, trẻ em gái vẫn là đối tượng bị đối xử bất bình đẳng ngay trong gia đình. Ngay từ khi còn là những mầm sống, có những gia đình và người làm cha mẹ đã có khuynh hướng muốn sinh con trai và tìm những biện pháp để đạt được việc này. Như vậy đã đưa đến xu hướng bất cân đối giới tính khi sinh đẻ và trẻ em trai đông hơn trẻ em nữ. Sau khi kết hôn, cụ thể là khi có gia đình thì người con gái đã gả chồng trở nên khó có vị trí tại gia đình cha mẹ vì thường phải chịu đựng những rào cản về vấn đề đất đai và các quyền lợi khác. .. Các rào cản, định kiến với phụ nữ và trẻ em gái ngay tại gia đình hoặc ở phía nhà cha mẹ sẽ khiến xu hướng bất bình đẳng giới tính của con người tăng. Do vậy, cha mẹ ngay ở trong ý nghĩ nên hạn chế sự phân biệt đối xử với con mình, cụ thể là cách đối xử giữa con trai và con gái nhằm giảm thiểu các xung đột trong gia đình.
Như vậy, tình thương không chỉ gói gọn ở lời nói mà chúng ta cần phải có nhiều hành động khác. Nhưng cũng không có nghĩa là che chở, bao bọc hay hi sinh hết vì con mà còn cần quan tâm, uốn nắn, thấu hiểu tính cách và suy nghĩ của con suốt thời gian nuôi dạy. Yêu thương và quan tâm con là yếu tố cần thiết khi thực hiện nghĩa vụ của bố mẹ. Này việc ấy sẽ giúp trẻ có thể lớn nhanh và phát triển một cách lành mạnh. Ngoài ra Điều này cũng qui định trách nhiệm và quyền lợi của bố dượng hoặc mẹ kế đối với con riêng của vợ hay của chồng. Theo đó thì bố dượng hoặc mẹ kế có trách nhiệm và quyền lợi chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục, dạy dỗ con đang ở cùng với vợ theo qui định của tại các khoản 34, 36 và 37 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
4. Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền?
4.1. Trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
– Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Cha, mẹ có những hành vi phá tán tài sản của con.
– Cha, me có lối sống đồi trụy, trái với đạo đức của xã hội.
– Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
4.2. Người có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền:
– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện ra các hành vi vi phạm của cha mẹ thuộc một trong các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức bên trên để yêu cầu Tòa án hạn ché quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.