Hiện nay, việc điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn khi người phạm tội thực hiện những hành vi che dấu việc phạm tội của mình một cách ranh mãnh, tinh vi. Giám định thương tích được xem là một trong những phương thức xác định tội phạm một cách chuẩn xác, khách quan nhất. Tuy nhiên, chủ thể bị thương tích có quyền từ chối giám định thương tích.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc từ chối giám định thương tích:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 62
2. Mẫu đơn từ chối giám định thương tích mới và chuẩn nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……., tháng……., năm 20…….
ĐƠN XIN TỪ CHỐI GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
(V/v:…….)
Kính gửi:
Công an…………., Tỉnh………
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an……….
Viện kiểm sát nhân dân………
Chúng tôi gồm:
1. Ông ……, Sinh năm:…….
CMND số:………, cấp ngày………do Công an……..
Địa chỉ:…….
2. Bà……., Sinh năm:……..
CMND số:……., cấp ngày……… do Công an…….
Địa chỉ:……..
Là …….. của người bị …….
Nay chúng tôi làm đơn này xin được từ chối giám định thương tật của ……… là anh…….. trong vụ ……. như sau:
Vào ngày……..
Hậu quả: ……..
Do vụ tai nạn xảy ra ngoài ý muốn nên sau khi xảy ra tai nạn hai bên đã gặp gỡ thương lượng và giải quyết để bồi thường. Theo đó,…… bồi thường cho gia đình chúng tôi thỏa đáng.
Nay chúng tôi làm đơn này xin được từ chối giám định thương tật của ……. là …….. trong vụ tai nạn nêu trên và cam kết sẽ không có bất cứ đòi hỏi cũng như khiếu kiện gì về sau đối với vụ tai nạn nêu trên.
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về Đơn xin từ chối giám định thương tật này.
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Vai trò của việc giám định thương tích:
– Giám định thương tích là việc xem xét, giám định thương tật của cá nhân, từ đó đưa ra kết quả pháp y để phục vụ cho công tác điều tra vụ án của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ví dụ: Nguyễn Văn D và Vũ Văn H xảy ra xung đột. Trong lúc cãi vã, H đã dùng dao đâm vào bụng của D, khiến anh D bị thương nặng. D được đưa vào viện, cơ quan công an cũng vào cuộc để tiến hành điều tra. Để xác định thương tật của anh D là bao nhiêu nhằm phục vụ cho việc điều tra và định tội anh H, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã tiến hành giám định thương tích cho anh D(sau khi được anh D và người nhà của anh D đồng ý). Thông qua giám định, cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể của anh D là 28%. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố bị can H về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134
– Mọi cá nhân đều có quyền được bảo đảm về danh dự, nhân phẩm cũng như sức khỏe, thể trạng. Theo quy định của hiến pháp, thì mọi cá nhân đều có quyền sống, quyền con người. Quyền con người ở đấy chính là việc được đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng. Không ai được phép xâm phạm đến quyền con người của mỗi công dân. Do đó, với bất kỳ cá nhân nào, khi thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân thì đều được xem là hanh vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Việc giám định thương tích sẽ giúp người bị hại, cũng như cơ quan pháp luật, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét mức độ thương tật của người bị hại để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định tội phạm cũng như bảo vệ quyền con người, quyền sống của cá nhân liên quan (ở đây chính là người bị hại). Từ đó, giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền có thêm chứng cứ để xử lý hành vi phạm tội của người bị hại; giúp việc thực thi pháp luật được diễn ra khách quan, đạt được hiệu quả cao nhất.
– Giám định thương tích cũng giúp người bị thương (trong trường hợp tai nạn lao động) xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể của mình. Từ đó nhận quyết định bồi thường của bên phía người sử dụng lao động, doanh nghiệp, công ty,…
– Giám định thương tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân, từ đó định danh tội phạm và bảo vệ quyền lợi của cá nhân một cách đầy đủ và chặt chẽ nhất. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.quy định tại Điều 205 và Điều 207. Cùng với đó, thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật được quy định cụ thể như sau:
+ Khi đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
+ Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết việc phải tiến hành trưng cầu giám định.
4. Trình tự, thủ tục giám định thương tích:
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định:
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định khi thuộc các trường hợp sau:
– Cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
– Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết.
– Giám định để đánh giá nguyên nhân chết người; Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
– Trường hợp cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ,… xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
– Xác định mức độ ô nhiễm môi trường.
Như vậy đối với trường hợp cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe là một trong những trường hợp bắt buộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải ra quyết định trưng cầu giám định.
Bước 2: Nhận và thực hiện giám định thương tích:
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định. (gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
– Cơ quan, tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Nếu hết thời hạn trên mà không thể xác định được việc giám định thương tật thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản kèm theo lý do.
– Sau khi tiến hành giám định thương tật, cơ quan, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
Bước 3: Thông báo kết quả giám định:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Hình sự, kết luận giám định của cơ quan, tổ chức giám định phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.
Chi phí giám định thương tật sẽ được cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật trả cho cơ quan, tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định tại Điều 36