Bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng đơn, với nhiều thể loại, yêu cầu, mục đích khác nhau, dẫn tới việc có rất nhiều mẫu đơn ra đời và chỉ sử dụng được trong một hoàn cảnh nhất định nên nhiều người vẫn chưa biết cách viết mẫu đơn trình bày ý kiến. Vậy, mẫu đơn trình bày ý kiến của bị đơn và cách viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 64
Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn:
Yêu cầu phản tố là một thủ tục hành chính được thực hiện trong giai đoạn giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật. Và việc xác định thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các đương sự vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên và nghĩa vụ của bị đơn hoặc nguyên đơn. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Ngoài ra tại Điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
– Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
- Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bên cạnh đó, tại Điều 199 cũng quy định cụ thể về thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải được tiến hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố nếu có.
Và trong trường hợp cần gia hạn để đảm bảo hồ sơ đầy đủ thì bị đơn phải nộp đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án trong đó nêu rõ lý do, nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Như vậy, bị đơn hoàn toàn có quyền sau khi nhận được thông báo của nguyên đơn để đảm bảo quyền lợi ích của mình trước cơ quan nhà nước thì có thể nộp đơn trình bày ý kiến gửi cho Tòa án nhân dân nơi đang thụ lý vụ việc của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp nhận được thông báo thông qua đường bưu chính viễn thông thì thời gian được xác nhận đã nhận được thông báo là thời điểm bị đơn nhận được thông báo ghi trong phiếu xác nhận.
3. Mẫu đơn trình bày ý kiến của bị đơn và hướng dẫn cách viết:
Đơn trình bày ý kiến của bị đơn là văn bản nêu ý kiến của bị đơn trong vụ án dân sự trước những ý kiến, yêu cầu của nguyên đơn. Tùy thuộc từng loại vụ án dân sự (kiện đòi tài sản, tranh chấp đất đai, ly hôn, …..) và nội dung yêu cầu của phía nguyên đơn mà nội dung trình bày trong đơn về các vấn đề tương ứng. Cụ thể như sau.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN TRÌNH BÀY Ý KIẾN
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015/ Luật Hôn nhân và gia đình 2014/ Luật Đất đai 2013. Tùy thuộc từng loại tranh chấp dân sự mà sử dụng căn cứ pháp lý tương xứng.
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN/ QUẬN/ THÀNH PHỐ ……
Tôi là: …… Sinh năm: ……
Chứng minh nhân dân số: …….. cấp ngày ….. tại ………
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Chỗ ở hiện nay tại: ……
Là bị đơn trong vụ án tranh chấp ……. thụ lý số …. ngày ……/…../….. tại Tòa án nhân dân quận/huyện/ thành phố ……
Bằng đơn này, tôi xin trình bày ý kiến của mình về các vấn đề trong vụ án và liên quan đến các yêu cầu của nguyên đơn như sau:
(Trình bày sự việc phát sinh tranh chấp và nêu ý kiến về những yêu cầu của nguyên đơn)
Ví dụ: Trong vụ việc kiện đòi tài sản:
Ngày …../…./….., tôi có vay của anh Nguyễn Văn A số tiền 100.000.000 đồng dùng vào mục đích đầu tư kinh doanh, thời hạn vay tôi và anh A thỏa thuận vay là 24 tháng, lãi suất là 2,5%/tháng, định kỳ 6 tháng trả 1 lần. Hai kỳ đầu đều đặn vào ngày tôi vẫn chuyển tiền lãi vào tài khoản số ….. tại ngân hàng .. do anh A là chủ tài khoản. Đến ngày …/…./….., do công việc làm ăn gặp khó khăn, tôi đã báo anh A xin trả lãi sau khi có tiền. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau tình trạng tài chính cũng không khá hơn, tôi lại một lần nữa xin được trả dần số tiền vay và lãi. Anh A đồng ý. Ngày …../…./….. tại nhà anh A ở địa chỉ … tôi đã đem 30.000.000 đồng sang trả anh A, việc trả nợ được lập bằng giấy. Tuy nhiên, tại buổi hôm đó, anh A báo cho tôi biết số tiền tôi còn nợ là .. đồng cả gốc lẫn lãi. Tôi thấy số tiền này là hết sức vô lý và có tranh cãi với anh A. Sau ngày đó, tôi yêu cầu anh A phải xem lại thì tôi mới tiếp tục trả tiền. Bởi vậy, với yêu cầu khởi kiện của anh A yêu cầu đòi tôi trả anh A số tiền …… đồng, bao gồm ……. đồng tiền gốc, và …. đồng tiền lãi, tôi không đồng ý với mức tiền trên bởi tôi hiện chỉ nợ anh A……. gốc và ….lãi theo thỏa thuận.
Trên đây là ý kiến của tôi liên quan đến vụ án, tôi cam đoan toàn bộ thông tin tôi trình bày nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã trình bày. Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết theo trình tự pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nếu gặp phải bất kỳ trở ngại nào trong quá trình viết mẫu đơn, cách viết đơn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH Dương Gia để nhận được hỗ trợ từ những chuyên gia, luật sư chuyên ngành. Đảm bảo tính pháp lý, rõ ràng, cụ thể là những tiêu chí hàng đầu giúp cho yêu cầu, đề nghị trong đơn đạt hiệu quả cao nhất.
* Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
–
–
– Nghị quyết 103/2015/QH13 về việc thi hành bộ luật tố tụng dân sự;
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự;