Trong sổ hộ khẩu thể hiện các thông tin về chủ hộ, các thành viên trong gia đình, thể hiện các mối quan hệ của thành viên trong gia đình, địa chỉ thường trú của gia đình,... Khi sổ hộ khẩu gia đình bị mất, thì cần phải làm đơn trình bày mất sổ hộ khẩu để được cấp lại sổ hộ khẩu.
Mục lục bài viết
1. Sổ hộ khẩu là gì?
Hiện nay căn cứ theo Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 quy định: Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2021), Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, Luật Dương Gia gửi đến quý bạn đọc các thông tin về sổ hộ khẩu theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006 và văn bản có liên quan.
Tại Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định:
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại (Khoản 1,2 Điều 24)
Sổ hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, và sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân
Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu. (Khoản 1 Điều 25)
Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
– Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
– Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó. (Điều 26 Luật Cư trú)
Đơn trình bày mất sổ hộ khẩu là văn bản do cá nhân, chủ hộ gia đình viết gửi cơ quan có thẩm quyền trình bày về việc mất sổ hộ khẩu và thể hiện mong muốn được xem xét cấp lại sổ
Đơn trình bày mất sổ hộ khẩu được dùng để trình bày về sự kiện bị mất sổ hộ khẩu của cá nhân, hộ gia đình đó, và đồng thời đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
2. Mẫu đơn trình bày mất sổ hộ khẩu và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN TRÌNH BÀY MẤT SỔ HỘ KHẨU
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…
– Ông… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)……
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc cụ thể vào trường hợp của bạn)
– Căn cứ…;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Tên tôi là:…. Sinh năm:…… (1)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…….. Cấp ngày…./…../….. (2)
Địa chỉ thường trú:…(3)
Số điện thoại liên hệ:……
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
……(4)
Do vậy, tôi làm đơn này để trình bày với Quý cơ quan sự việc trên, kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp lại sổ hộ khẩu trên cho tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi theo Giấy Khai sinh/ Căn cước công dân
(2) Ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân)
(3) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
(4) Phần này trình bày về việc mất sổ hộ khẩu, ví dụ:
Ngày…/…./……, trong quá trình di chuyển từ…… đến…, tôi có làm rơi một số giấy tờ cá nhân, trong đó có sổ hộ khẩu do:
Ông/Bà:… Sinh năm:… (ghi tên chủ hộ, sinh năm theo Chứng minh nhân dân)
Chứng minh nhân dân số:… do CA……. cấp ngày…/…./…… (Ghi theo Chứng minh nhân dân)
Làm chủ hộ.
Và Ông/Bà:……… Sinh năm:….(ghi theo Chứng minh nhân dân)
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…….. cấp ngày…/…./……(ghi theo Chứng minh nhân dân)
Anh/Chị:…… Sinh năm:…(ghi theo Chứng minh nhân dân)
Chứng minh nhân dân số:…… do CA….. cấp ngày…/…./….…(ghi theo Chứng minh nhân dân)
Là thành viên.
Thường trú tại địa chỉ…… (ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Được Ủy ban nhân dân xã…… cấp ngày…./…../……
Sau khi phát hiện bị mất sổ hộ khẩu, tôi có thực hiện việc thông báo tới Công an xã và thực hiện các biện pháp tìm kiếm.
Tuy nhiên, tới nay, tức là ngày…/…/….., tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì về sổ hộ khẩu mà tôi đã đánh rơi trên.
3. Quy định về thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu khi bị mất:
3.1. Hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu:
Hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu. (Điều 10, Khoản 2)
3.2. Quy trình cấp lại sổ hộ khẩu:
Theo quy định tại Điều 10
“3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
4. Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc” (khoản 3, Khoản 4 Điều 10)
Như vậy, các bước cấp lại sổ hộ khẩu như sau:
– Cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật như trên
– Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
– Trả kết quả:
+ Trường hợp được giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 34/2015/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và