Khi công dân làm mất hộ chiếu, công dân phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền để được xin cấp lại hộ chiếu. Vậy đơn trình báo mất hộ chiếu có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu là gì?
Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu là văn bản trình báo về việc mất hộ chiếu phổ thông, mất thẻ thông hành. Mẫu được cá nhân lập ra và gửi tới tổng lãnh sự quán Việt Nam để trình báo.
Mục đích của mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu: khi công dân bị mất hộ chiếu và cần cấp lại hộ chiếu, công dân cần trình báo tới cơ quan có thẩm quyền về việc mất hộ chiếu, công dân sẽ phải viết đơn trình báo mất hộ chiếu.
2. Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN TRÌNH BÁO MẤT HỘ CHIẾU
(Dùng cho công dân Việt Nam bị mất hộ chiếu phổ thông ở trong nước)
Họ và tên (1)………2. Nam □ Nữ □ …
Sinh ngày ….tháng ………năm…… Nơi sinh (tỉnh, TP)……
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……
Địa chỉ thường trú (ghi theo sổ hộ khẩu) ……
Chỗ ở hiện nay ………
Điện thoại: ……
Ngày nhập cảnh Việt Nam: ……/….. /…. qua cửa khẩu: ……
Hộ chiếu phổ thông bị mất, số: ……ngày cấp:……/…./ ……
Cơ quan cấp hộ chiếu: …
Hộ chiếu trên đã bị mất vào hồi: ……giờ ….., ngày …../ ……/ ……
Tại……
Hoàn cảnh và lý do cụ thể bị mất hộ chiếu: (2)
……
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Làm tại…, ngày…. tháng …..năm …
NGƯỜI KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Thông tin người mất hộ chiếu bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay, số điện thoại, ngày nhập cảnh, số hộ chiếu bị mất, cơ quan cấp hộ chiếu;
(2) Ghi rõ lý do, hoàn cảnh mất hộ chiếu.
4. Những quy định liên quan đến hộ chiếu, cấp hộ chiếu:
4.1. Cấp hộ chiếu cho công dân:
Theo
Theo Điều 4 Nghị định này quy định việc cấp hộ chiếu cho công dân như sau:
* Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh:
– Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:
+ Hộ chiếu ngoại giao;
+ Hộ chiếu công vụ;
+ Hộ chiếu phổ thông.
– Giấy tờ khác bao gồm:
+ Hộ chiếu thuyền viên;
+ Giấy thông hành biên giới;
+ Giấy thông hành nhập xuất cảnh;
+ Giấy thông hành hồi hương;
+ Giấy thông hành.
* Thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh:
– Hộ chiếu quốc gia:
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
– Các giấy tờ khác :
Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn;
Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.”
– Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.
Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.
Quy định về việc cấp hộ chiếu:
– Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
– Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
– Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này và hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn.
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.”
4.2. Quy định về hộ chiếu ngoại giao:
“Điều 6. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:
1. Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
– Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
– Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;
– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
– Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương;
– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
– Trợ lý ủy viên Bộ Chính trị.
2. Thuộc Quốc hội:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
– Tổng kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước;
– Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Đại biểu Quốc hội;
– Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thuộc Chủ tịch nước:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
– Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
– Đặc phái viên, Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước.
4. Thuộc Chính phủ:
– Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
– Tổng cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan nhà nước tương đương cấp Tổng cục; sỹ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.
5. Chánh án, Phó Chánh án
6. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
7. Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Thuộc các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
– Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
10. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
11. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
12. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
13. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều này.”