Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu điện thoại khi bị mất điện thoại có thể gửi đơn trình báo mất điện thoại lên cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan tiến hành điều tra, xác minh, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Đơn trình báo mất điện thoại là gì và để làm gì?
Đơn trình báo mất điện thoại là văn bản do cá nhân, tổ chức viết gửi cơ quan có thẩm quyền khi điện thoại thuộc sở hữu của họ bị mất.
Đơn trình báo mất điện thoại được dùng để thông báo về trường hợp bị mất điện thoại của cơ quan, tổ chức; trong đơn thể hiện các thông tin về chủ thể bị mất điện thoại, thông tin về chiếc điện thoại bị mất,… và nhằm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp kịp thời để tìm lại chiếc điện thoại, xử lý các hành vi trộm cắp hay cướp giật tài sản,…
2. Mẫu đơn trình báo mất điện thoại và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN TRÌNH BÁO MẤT ĐIỆN THOẠI
Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn)……
– Ông:… – Trưởng công an xã (phường, thị trấn)……
Họ và tên …… (1)
Sinh ngày ……tháng ……năm… Nơi sinh (tỉnh, TP)……(2)
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……(3)
Địa chỉ thường trú:…(4)
Chỗ ở hiện nay ……(5)
Điện thoại liên hệ: …(6)
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:…(7)
Địa chỉ trụ sở:…(8)
Giấy CNĐKDN số:…. do Sở Kế hoạch và đầu tư………. cấp ngày…/…/…….(9)
Số điện thoại liên hệ:…. Số Fax:…
Người đại diện:…. Chức vụ:……
Sinh năm:… Số điện thoại:…
Giấy CMND/thẻ CCCD số … Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…(ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân)
Căn cứ đại diện:…)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản là chiếc điện thoại…… (10)
…….
Chiếc điện thoại trên đã bị mất vào hồi: …giờ …, ngày …../ …/ …. (11)
Tại …
Hoàn cảnh và lý do cụ thể bị mất điện thoại: (12)
……
Do vậy, tôi làm đơn này để trình báo cho Quý cơ quan biết về sự việc trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và có biện pháp tìm kiếm lại chiếc điện thoại này cho tôi. Bên cạnh đó là điều tra, xác minh chủ thể có hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại này của tôi để có những biện pháp xử phạt đối tượng này (nếu có).
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên đây là đúng sự thật và xin chịu những chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm tài sản trên theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người khai báo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn
(2) Ghi theo Giấy Khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
(3) Ghi theo Giấy Khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
(4) Ghi theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
(5) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ghi rõ tổ dân phố/thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phổ
(6) Ghi địa chỉ hiện tại của người làm đơn, ghi rõ tổ dân phố/thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phổ
(7) Ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh
(8) Ghi địa chỉ trụ sở của tổ chức, doanh nghiệp, ghi rõ tổ dân phố/thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phổ
(9) Ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh
(10) Trình bày các thông tin về điện thoại bị mất (như loại điện thoại, màu sắc, hình dáng, kích thước, số sơri,…) để chủ thể nhận đơn có thể xác định cụ thể chiếc điện thoại bị mất, có thể đưa ra giá trị của chiếc điện thoại trên và gửi kèm căn cứ chứng minh giá trị của nó như hóa đơn khi mua,…)
(11) Trình bày về thời điểm, địa điểm bị mất điện thoại
(12) Trình bày về lý do mất điện thoại
3. Đơn trình báo mất điện thoại có thể nộp tới đâu:
Tại
“2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”
Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có hướng dẫn về cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm như sau:
“1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.” (Khoản 1 Điều 5)
Bên cạnh đó tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC còn quy định về hoạt động tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tại các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tội phạm như sau:
– Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp người phạm tội đến tự thú, đầu thú thì thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Như vậy, đơn trình báo mất điện thoại có thể được gửi tới Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác,… Khi nhận được đơn tố giác thì các cơ quan sẽ thực hiện theo thẩm quyền của mình, tiến hành các hoạt động điều tra kịp thời, để có thể phát hiện được cá nhân có hành vi trộm cắp hoặc cướp giật điện thoại, đồng thời xử lý hành vi đó theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi trộm cắp điện thoại có thể bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 173
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
……”
Có thể thấy, đối với các trường hợp trộm cắp điện thoại có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc trị giá chiếc điện thoại nhỏ hơn 2.000.000 đồng mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp thì người trộm cắp điện thoại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp nói chung là:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;…”
Như vậy, hành vi trộm cắp điện thoại mà giá trị của tài sản dưới 2.000.000 đồng thì người có hành vi trộm cắp điện thoại sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp mà chiếc điện thoại bị cướp giật, thì dù chiếc điện thoại có giá trị bao nhiêu thì người có hành vi cướp giật, theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”