Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền, trong thực tế thì có rất nhiều người khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật như tội lừa xe máy, Vậy muốn tố giác lừa đảo xe máy cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt xe máy là gì?
Đơn tố giác lừa đảo xe máy là đơn được sử dụng để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tham gia điều tra, truy tố, xét xử người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy
Mẫu đơn tố giác tội lừa xe máy là mẫu đơn được lập ra để tố giác về tội lừa xe máy. Mẫu đơn nêu rõ nội dung tố giác, người tố giác…
2. Mẫu đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt xe máy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm 2018
ĐƠN TỐ CÁO LỪA ĐẢO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt xe máy của đối tượng………………….)
– Căn cứ
Kính gửi: Công an xã……….
Họ và tên tôi: …… Sinh ngày: …/…/………
Chứng minh nhân dân số: …………….…… Ngày cấp: …/…/……. Nơi cấp: ………
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại:………
Tôi làm đơn này để tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Đối tượng: …… Sinh ngày:…/…/……… ……
Chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: …/…/…… Nơi cấp: ………………
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: ……
Vì đối tượng đã có hành vi lừa dối tôi để để chiếm đoạt chiếc xe máy trị giá………… đồng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của……….. Cụ thể như sau:
………
Tôi cho rằng hành vi của đối tượng ………………. đã có dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tôi viết đơn này tố cáo đối tượng ………………….. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử đối tượng ……………….. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc đối tượng ………………… thừa nhận hành vi vi phạm của mình và đính chính thông tin ……. (nếu có).
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt xe máy:
– Ghi thông tin của người tố giác
– Ghi nội dung về việc tố giác rõ ràng và chính xác
– Gửi đơn lên công an xã
– kí và ghi rõ họ tên
4. Thông tin pháp lý liên quan về tố cáo:
4.1. Trình tự thực hiện tố cáo:
Bước 1: Tiếp nhận đơn tố cáo:
Người tố cáo gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho UBND cấp xã; đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo, nội dung tố cáo và có chữ ký trục tiếp của người tố cáo.
Bước 2: Xử lý thông tin tố cáo:
+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu.
+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
+ Nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Nếu hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho
Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo:
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
+ Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.
+ Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11
Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo:
+ Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm.
+ Gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo; việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Bước 5: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong các hình thức sau:
+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành phần theo quy định;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp dân của UBND cấp xã trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử.
4.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;
– Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;
– Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
– Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
– Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;
– Kết luận nội dung tố cáo;
– Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);
– Các tài liệu khác có liên quan.(Hồ sơ vụ việc tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu).
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4.3. Thời hạn giải quyết:
– Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
– Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
Trên đây là thông tin về mẫu đơn tố giác tội lừa xe máy, hướng dẫn làm đơn tố giác tội lừa xe máy và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành