Lượng chất thải, nước thải xả vào các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng gia tăng, chủ yếu là rác thải, nước thải của các cơ sở sản xuất, bệnh viện, làng nghề, khu dân cư… chưa qua xử lý xả trực tiếp vào công trình thủy lợi, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi là gì?
- 2 2. Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi:
- 4 4. Các quy định và thủ tục có liên quan đến việc tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi:
1. Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi là gì?
Chất thải hóa học là chất thải xuất phát từ các hóa chất độc hại (hầu hết do các nhà máy công nghiệp, hóa chất lớn sản xuất). Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi là mẫu đơn được lập ra để tố cáo về việc xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi của cá nhân/ tổ chức gây thiệt hại cho môi trường, ảnh hướng đến đời sống của mọi người xung quanh. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung tố cáo. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý.
Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi là người tố cáo sử dụng để gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm đề nghị xem xét, xác minh, điều tra xử lý người bị tố cáo khi có hành vi xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi.
2. Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: ………. có hành vi xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi)
Kính gửi: (1) – CÔNG AN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)……
– Ông:……. – Trưởng Công an xã…
(2)Tên tôi là:……. Sinh năm:…………
Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu:…… do CA… cấp ngày…/…./…..
Địa chỉ thường trú:…
Hiện đang cư trú tại:…
Số điện thoại liên hệ:………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:…(3)……
Căn cứ điểm…… Khoản…… Điều……..
“…” (Trích căn cứ mà bạn sử dụng làm cơ sở cho rằng chủ thể có hành vi vi phạm và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật).
Vì lý do trên, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và thực hiện việc điều tra, xác minh và tiến hành xử lý chủ thể có hành vi vi phạm trên, cụ thể là: (4)
Công ty:…………
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:…………. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./…./…….
Số điện thoại liên hệ:………… Số Fax:………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………… Sinh năm:……….
Chức vụ:……
Chứng minh nhân dân số:……… do CA…… cấp ngày…/…./…..
Số điện thoại liên hệ:……
Đại diện theo:…….. (căn cứ đại diện như Điều lệ công ty,
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan có những biện pháp xử lý chủ thể có hành vi vi phạm trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi:
(1) Ghi rõ phần kính gửi Công an xã/Thị trấn…. (Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, có thể là Thanh tra chuyên ngành, UBND nếu bạn chỉ muốn trình báo về việc chủ thể có hành vi vi phạm chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự)
(2) Nêu rõ các thông tin người tố cáo:
– Họ và tên người tố cáo;
– Năm sinh;
– Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
– Địa chỉ đăng ký thường trú;
– Địa chỉ liên hệ;
– Số điện thoại liên lạc.
(3) Trình bày sự việc và lý do dẫn đến bạn làm đơn tố cáo chủ thể có hành vi xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi
(4) Đối với thông tin của đảng viên bị tố cáo, cần đảm bảo các thông tin về:
– Tên Công ty;
– Địa chỉ trụ sở;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……………. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. ngày cấp;
– Số điện thoại liên hệ:………… Số Fax:…………… (Nếu có);
– Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………… Sinh năm:……….
– Chức vụ:…………………………………
– Chứng minh nhân dân /thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;.
– Số điện thoại liên hệ:…………………
– Đại diện theo:…………….. (căn cứ đại diện như Điều lệ công ty, Hợp đồng ủy quyền,…)
4. Các quy định và thủ tục có liên quan đến việc tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi:
4.1. Quy trình giải quyết tố cáo:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
– Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý khi có đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 29
– Thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp có thể gia hạn 1 lần không quá 30 ngày.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
– Xác minh về thông tin người bị tố cáo
– Xác minh nội dung tố cáo
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Theo quy định tại Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP:
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung trên thì người giải quyết tố cáo phải kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) theo quy định của pháp luật và xử lý theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và cơ quan cấp trên người bị tố cáo trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày,
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Theo quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP:
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo. Trường hợp giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ hàng tháng báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
4.2. Cách thức thực hiện:
Có 02 hình thức tố cáo:
– Tố cáo được thực hiện bằng đơn (gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết)
– Tố cáo được trình bày trực tiếp với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo;
+ Các tài liệu liên quan.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo:
Theo quy định tại Điều 4 Luật tố cáo 2018 thì nguyên tắc giải quyết như sau:
– Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
– Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
4.5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện tố cáo:
Theo quy định tại khoản 1 điều 29 Luật Tố cáo 2018: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.