Khi phát hiện cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm pháp luật, công dân cơ quyền gửi đơn tố cáo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật là gì?
- 2 2. Mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất:
- 4 4. Bản chất của tố cáo:
- 5 5. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo:
- 6 6. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:
1. Đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật là gì?
Điều 2,
“Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Như vậy có thể hiểu, đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật là việc công dân thực hiện các hoạt động theo thủ tục của Luật tố cáo 2018 soạn thảo
– Khi công dân phát hiện ra hành vi làm sai pháp luật của doanh nghiệp, người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan có thẩm quyền.
– Trong trường hợp người tố cáo gửi đơn mà không trực tiếp đến trình bày tố cáo và tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì cơ quan tiếp nhận đơn phải chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo với người tố cáo, nếu có yêu cầu.
2. Mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
., ngày … tháng … năm……
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi vi phạm pháp luật của công ty)
– Căn cứ
Kính gửi: Chi cục thuế …./Sở Kế hoạch đầu tư ….. /Công an quận/huyện …. (tùy thuộc vào hành vi vi phạm của doanh nghiệp)
Tôi là …sinh năm: …
CMND số: …… Ngày cấp: …. Tại: ……
Địa chỉ thường trú: ……
Tôi xin trình bày với quý cơ quan về hành vi vi phạm quy định về …. của công ty ……, Trụ sở: …. như sau:
(Trình bày cụ thể vi phạm, mức độ vi phạm)………
Dựa trên ……. (căn cứ pháp lý):
Cho nên, tôi làm đơn này để tố cáo hành vi trái quy định về …… của công ty… Kính đề nghị quý cơ quan ……. xem xét và nhanh chóng có biện pháp xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Xin chân thành cám ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi thông tin của: Chi cục thuế …./Sở Kế hoạch đầu tư ….. /Công an quận/huyện …. (tùy thuộc vào hành vi vi phạm của doanh nghiệp)
Phần thông tin của người tố cáo:
Họ tên: ghi đầy đủ họ và tên bằng chữ in hoa có dấu
Mục thông tin CMND, địa chỉ, số điện thoại: Khai chính xác, đầy đủ theo thông tin của người tố cáo.
Thông tin doanh nghiệp bị tố cáo: Tên doanh nghiệp: Ghi tên Tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có)
Trụ sở của doanh nghiệp bị tố cáo: Ghi rõ theo tên đường, khu phố, xã/phường/thị trấn
Trình bày nội dung tố cáo:
Trình bày toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp
Đính kèm tài liệu bằng chứng (nếu có)
Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Bản chất của tố cáo:
– Chủ thể thực hiện quyền tố cáo là công dân. Khác với khiếu nại là cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại, luật tố cáo 2018 quy định chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là công dân. Quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về nguyên tắc, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Trong trường hợp người tố cáo bằng đơn mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhận được đơn thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiếp nhận thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
5. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo:
Bước 1: Tiếp nhận đơn tố cáo:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố cáo từ công dân.
Bước 2: Phân loại đơn tố cáo
– Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý đơn tố cáo sau khi tiếp nhận:
+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày
+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.Xác minh nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Qua phân tích, phân loại đơn tố cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra kết luận về nội dung tố cáo
Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
– Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.
– Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
– Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp.
Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo
– Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
– Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
6. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:
Luật tố cáo 2018 quy định người tố cáo có quyền:
– Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
– Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập; được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người tố cáo:
– Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.