Đơn không có tên người tố cáo, đơn có tên nhưng tên giả, không có thật, đơn mang tên người khác (mạo danh) hoặc đơn có tên nhưng lại không có địa chỉ hoặc địa chỉ không rõ ràng…Vậy đơn tố cáo nặc danh sẽ gốm những gì, hướng dẫn và thủ tục ra sao Dưới đây là các thông tin cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo nặc danh là gì?
Khái niệm “đơn tố cáo nặc danh” là để dùng chung cho các loại đơn không xác định được người tố cáo. Nó có thể bao gồm: Đơn không có tên người tố cáo, đơn có tên nhưng tên giả, không có thật, đơn mang tên người khác (mạo danh) hoặc đơn có tên nhưng lại không có địa chỉ hoặc địa chỉ không rõ ràng… Tóm lại tất cả các loại đơn tố cáo mà không xác định được ai là người tố cáo thì thường được gọi chung là “đơn nặc danh”.
2. Mẫu đơn tố cáo nặc danh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ CÁO NẶC DANH
Kính gửi: ………..
Tôi soạn đơn này để tố cáo về hành vi …………….. của:…..
Ông/bà ……. sinh ngày….tháng…. năm: ………
Địa chỉ: …………..
Nơi đăng ký hộ khẩu TT:…… ….
Đơn vị công tác, làm việc:……
Nội dung vụ việc cụ thể như sau: (Trong phần này người làm đơn phải trình bày một số nội dung như: Diễn biến cụ thể của vụ việc theo thời gian; Địa điểm, khu vực xảy ra hành vi vi phạm; Nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi; Vật chứng, tài liệu..……
Từ sự việc trên tôi nhận thấy các hành vi của ông/bà …… có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng………theo quy định tại khoản…. Điều…. Luật/ Bộ luật………Do vậy, bằng đơn tố cáo này chúng tôi kính đề nghị quý Cơ quan/tổ chức/ông hoặc bà…….tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ các tài liệu, chứng cứ tôi cung cấp để kết luận việc có hay không việc ông/bà …….. có hành vi vi phạm pháp luật. Nếu có đề nghị quý Cơ quan/tổ chức/ông hoặc bà……… phải tiến hành ngay hình thức kỷ luật, xử phạt, nếu đủ yếu tố cấu thành hình sự thì đề nghị chuyển ngay toàn bộ tài liệu, hồ sơ cùng các chứng cứ đã được cung cấp sang Cơ quan điều tra để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các tài liệu, chứng cứ kèm theo gồm có:….
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo và các chứng cứ nộp kèm theo là hoàn toàn trung thực, đúng sự thật nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Lưu ý khi làm đơn tố cáo nặc danh:
Khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật như: chồng đánh vợ, tham nhũng, đánh người, lừa đảo, chiếm đoạt, gây thương tích… thì chúng ta có thể làm đơn tố cáo hành vi đó để xử lý theo quy định
Như đã phân tích phía trên, khi thực hiện việc tố cáo, chúng ta cần phải trình bày rõ ràng thông tin của người tố cáo thì cơ quan chức năng mới tiến hành thụ lý, xem xét theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp đơn tố cáo nặc danh mà không có chứng cứ kèm theo chứng minh cho nội dung tố cáo thì cơ quan chức năng không có cơ sở để giải quyết. Trường hợp đơn có những tài liệu, chứng cứ xác thực để chứng minh nội dung tố cáo là có căn cứ thì cơ quan bạn vẫn cần tiến hành các bước xác minh
Vì vậy, tài liệu chứng minh trong đơn tố cáo nặc danh là rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng yên tâm vì pháp luật luôn có cơ chế bảo vệ, bảo mật thông tin để đảm bảo an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật. sau đây là các thông tin về thủ tục tố cáo nặc danh :
Đơn tố cáo nặc danh nộp ở đâu?
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo thì tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên dựa theo tinh thần của
Mẫu đơn tố cáo nặc danh có được giải quyết hay không?
Theo quy định tại Điều 25 của
Tuy nhiên một điểm mới trong quy định của Luật khiếu nại tố cáo năm 2018 trường hợp thông tin có nội dung tố cáo mặc dù không chứa đựng đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có các tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có căn cứ cụ thể để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tiến hành việc thanh tra kiểm tra theo thẩm quyền được phân định hoặc chuyển tài liệu, hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho việc quản lý và điều hành.
Đây là một điểm tiến bộ của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật khiếu nại, tố cáo năm 2018 nói riêng nó đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực này.
Quy định của pháp luật về xử lý tố cáo
Thứ nhất: Về trình tự giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Thứ hai: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
căn cứ Điều 29
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây
Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này; Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định
+ Căn cứ ra quyết định
+ Nội dung tố cáo được thụ lý;
+ Thời hạn giải quyết tố cáo.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm
Thời hạn giải quyết tố cáo theo (
+ Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
+ Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
+ Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
+ Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc các thông tin về tố cáo nặc danh về mẫu đơn, hướng dẫn và các thủ tục khi làm đơn tố cáo nặc danh để có những thông tin hiểu biết về tố cáo nặc danh trong những trường hợp khác nhau mà người tó cáo không muốn để lộ thông tin cá nhân của mình.