Các cơ sở bán thuốc cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cũng như phải niêm yết giá thuốc. Trong trường hợp giá thuốc bán ra với mức giá không phù hợp thì người mua thuốc có thể làm đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp là gì?
Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp là mẫu đơn được lập ra khi thuốc tại các cơ sở được bán ra với mức giá không phù hợp. Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp nêu rõ thông tin về người làm đơn, trong đó tại phần nội dung đơn thì người tố cáo phải trình bày chi tiết sự việc xảy ra, và yêu cầu giải quyết tố cáo về việc bán giá thuốc không phù hợp
Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp là mẫu đơn do được lập ra gửi đến Giám đốc bệnh viện để tố cáo giá thuốc không phù hợp. Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp là cơ sở để ban giám đốc bệnh viện tiếp nhận sự việc, xem xét về nội dung tố cáo và có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….……, ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Giá thuốc không hợp lý)
Kính gửi: Giám Đốc bệnh viện …
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào
Tôi tên là:…………. Sinh ngày:…(1)
Địa chỉ:………(2)
Nội dung tố cáo (3)
Vào ngày……tháng……năm……, tôi có đăng ký khám bệnh dịch vụ (khám theo yêu cầu) tại Bệnh viện … , xong khi thực hiện xong khi nghe Bác sỹ kết luận và tư vấn về bệnh, tôi có qua quầy thuốc của Bệnh viện để lấy thuốc.
Do không có BH nên người bán thuốc thu tôi tổng số tiền là:….. VNĐ, tôi cũng không để ý kỹ và trở về nhà luôn. Về tới nhà trước khi lấy thuốc ra dùng xem hóa đơn thành toán thấy giá của 2/4 loại thuốc tôi mua là không hợp lý so với thực tế. Cụ thể:
1…- giá trị trường………..VNĐ
Giá bệnh viện:………..VNĐ
2…- giá trị trường…………..VNĐ
Giá bệnh viện:…………..VNĐ
Tôi có quay lại để hỏi thì nhân viên bán trả lời vô cùng e ngại, ấp úng và giải thích rằng “giá thuốc cao hơn là do hóa đơn thuốc của tôi đã được BH hỗ trợ một phần nên sẽ bị thu giá cao hơn thực tế”. Giải trên là rất vô lý và không có căn cứ.
Yêu cầu giải quyết tố cáo
Tôi đề nghị phía đại điện bệnh viện (Giám đốc Bệnh viện…) điều tra, giải quyết và có câu trả lời thỏa đáng cho phía bệnh nhân đang sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.
Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi cũng như những bệnh nhân khác.
Xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
(Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên, năm sinh của người làm đơn
(2): Điền địa chỉ của người làm đơn
(3): Điền nội dung tố cáo
4. Quy định về hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc:
Niêm yết giá thuốc (Điều 135 Nghị định 54/2017 NĐ- CP)
– Trách nhiệm niêm yết giá thuốc:
+ Các cơ sở bán buôn thuốc phải có trách nhiệm là phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc; bên cạnh đó các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc đặc biệt các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
– Yêu cầu đối với việc niêm yết giá thuốc: niêm yết giá thuốc có vai trò quan trọng, theo đó việc niêm yết giá bán buôn được thực hiện bằng hình thức thông báo công khai trên bảng hoặc trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với giá bán lẻ thuốc thì việc niêm yết được thực hiện bằng các hình thức như: in, ghi, dán giá bán lẻ trên bao bì ngoài của thuốc, có thể niêm yết bằng việc công khai trên bảng, trên giấy giấy hoặc các hình thức khác, tuy nhiên phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc niêm yết giá phải bằng giá đồng Việt Nam, trong giá niêm yết phải bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí của thuốc.
Theo đó, giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh được tính như sau:
Giá bán lẻ = Giá mua vào + Mức thặng số bán lẻ (%) x Giá mua vào
Trong đó, mức thặng số bán lẻ không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa (MTTĐ) như sau:
– Thuốc có giá mua tính trên đơn vị gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1000 đồng thì MTTĐ là 15%;
– Thuốc có giá mua tính trên đơn vị gói nhỏ nhất từ trên 1000 đồng đến 5000 đồng thì MTTĐ là 10%;
– Thuốc có giá mua tính trên đơn vị gói nhỏ nhất từ trên 5000 đồng đến 100.000 đồng thì MTTĐ là 7%;
– Thuốc có giá mua tính trên đơn vị gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng thì MTTĐ là 5%;
– Thuốc có giá mua tính trên đơn vị gói nhỏ nhất từ trên 1.000.000 đồng thì MTTĐ là 2%.
Tiêu chuẩn chất lượng về thuốc ( Điều 5 Thông tư số 09/2010/TT- BYT)
Tiêu chuẩn chất lượng về thuốc được pháp luật quy định bao gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Theo đó, tiêu chuẩn quốc gia là dược điển Việt Nam, đối với tiêu chuẩn cơ sở là cơ sở sản xuất, cách pha chế biên soạn, áp dụng đối với các sản phẩm do cơ sở sản xuất, pha chế. Trong đó, tiêu chuẩn chất lượng của thuốc đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành có giá trị như bản cam kết của cơ sở kinh doanh, pha chế đối với chất lượng của thuốc được sản xuất, pha chế, lưu hành và sử dụng, đây cũng là những căn cứ để cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc xác định và kết luận về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, lưu hành và sử dụng.
– Quy định về việc áp dụng Dược điển Việt Nam: Dược điển Việt Nam là tiêu chuẩn quốc gia, theo đó, các cơ sở sản xuất, pha chế thuốc có thể áp dụng Dược điển Việt Nam hoặc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm do mình sản xuất trên cơ sở các quy định tại Dược điển Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan theo quy định của pháp luật. Do đây là tiêu chuẩn quốc gia nên các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng được quy định tại từng chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng thuốc của Dược điển Việt Nam là yêu cầu bắt buộc áp dụng, đây là quy định bắt buộc chung. Trong đó dược điển Việt Nam là cơ sở để Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở áp dụng các phương pháp thử ghi trong từng chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng thuốc.
Mọi sự sai khác khi áp dụng dược điển đều phải được chứng minh, đối chiếu bảo đảm tối thiểu phải tương đương với quy định tại Dược điển Việt Nam, bởi lẽ các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng và phương pháp thử chung được quy định tại các Phụ lục của Dược điển Việt Nam là yêu cầu bắt buộc áp dụng cho tất cả các đối tượng điều chỉnh.
Đối với các cơ sở sản xuất pha chế thuốc phải cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc do mình sản xuất, pha chế để phù hợp với phiên bản mới nhất có hiệu lực của Dược điển Việt Nam. Và tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất thuốc phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chỉ số chất lượng và mức chất lượng tương ứng với dược điển Việt Nam.
Biên soạn Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, ban hành áp dụng Dược điển Việt Nam. (Điều 6 Thông tư số 09/2010/TT- BYT)
Pháp luật đã quy định rất rõ về việc niêm yết giá thuốc, cách tính giá bán thuốc bán lẻ, các tiêu chuẩn chất lượng về thuốc. Theo đó, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định này về giá bán thuốc, tiêu chuẩn của thuốc…. nếu không thực hiện đúng và bị phát hiện thông qua hình thức tố cáo, kiểm tra thì sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất và mức độ theo quy định của pháp luật.