Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hay một bước trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính, dân sự, thương mại. Hòa giải tôn trọng ý kiến của các bên trong tranh chấp và đem lại hiệu quả cao, do đó, các bên hoàn toàn có thể thay đổi ý kiến nếu được bên kia và chủ thể có thẩm quyền cho phép.
Mục lục bài viết
1. Đơn thay đổi ý kiến hòa giải là gì?
Đơn thay đổi ý kiến hòa giải là văn bản do đương sự, người đại diện của đương sự gửi tới tòa án nhằm thay đổi kết quả quả giải trong phiên hòa giải trước đó được thực hiện bởi tòa án.
Đơn thay đổi ý kiến hòa giải dùng để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của đương sự tới tòa án, là căn cứ để tòa án quyết định công nhân hòa giải thành hay đưa vụ án ra xét xử.
2. Mẫu đơn thay đổi ý kiến hòa giải mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày … tháng … năm …
ĐƠN THAY ĐỔI Ý KIẾN HÒA GIẢI
(V/v: Thay đổi ý kiến, không đồng ý với kết quả hòa giải ngày…)
Họ và tên:
Địa chỉ thường trú:
Là….trong vụ án….đối với…..
Họ và tên:..
Địa chỉ thường trú:…
Nay tôi có đơn này, đề nghị được thay đổi ý kiến tại phiên hòa giải ngày ….., vì những nội dung thể hiện trong
Cụ thể như sau:….
Vì vậy, theo qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự, nay chúng tôi có đơn này nêu ý kiến của mình như sau:
…..
Kính mong Quý tòa xem xét giải quyết. Xin chân thành cám ơn.
3. Hướng dẫn mẫu đơn thay đổi ý kiến hòa giải chi tiết nhất:
Trước hết, người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn , ví dụ: Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2021.
Người làm đơn xác định mình là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ án dân sự, thông thường là nguyên đơn, tuy nhiên nội dung về thông tin cá nhân phải viết là họ tên và địa chỉ thường trú theo giấy khai sinh.
Người làm đơn phải trình bày được nội dung kết quả hào giải trước đó (phiên hòa giải ngày bao nhiêu) và trình bày những nội dung phản đối, thay đổi ý kiến và nêu rõ lý do.
Cuối đơn người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về hòa giải trong tố tụng dân sự:
Về nguyên tắc: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Theo cách hiểu thuần nghĩa: Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Trong tố tụng dân sự, Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.
Nguyên tắc tiến hành hòa giải:
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trình tự các bước tiến hành hòa giải:
Bước 1: Chuẩn bị hòa giải:
– Việc lập, nghiên cứu hồ sơ vụ án; Trong quá trình lập, nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán có trách nhiệm xác định đúng, làm rõ các nội dung sau: Quan hệ pháp luật tranh chấp; Yêu cầu cụ thể của các đương sự; Nguyên nhân phát sinh tranh chấp; Tính chất, mức độ tranh chấp; Vấn đề mấu chốt của tranh chấp; Xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự, người tham gia tố tụng khác;…
– Để thực hiện những yêu cầu trên đây, tùy từng vụ án mà Thẩm phán phải thực hiện các công việc sau: Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; Tìm hiểu thái độ tâm lý, nhân thân của các đương sự; tiếp xúc, tác động tích cực, phân tích, giải thích đối với từng đương sự về tình tiết vụ án, tài liệu, chứng cứ, các quy định của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để các đương sự nhận thức được tính hợp pháp trong từng yêu cầu của họ, trên cơ sở đó thuyết phục các đương sự hòa giải; Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp; Tiếp xúc, đề nghị những người có ảnh hưởng, có uy tín hoặc có khả năng vận động, thuyết phục đương sự hỗ trợ cho công tác hòa giải; Tìm hiểu phong tục, tập quán liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa các đương sự.
– Thẩm phán xây dựng kế hoạch hòa giải, trừ trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải quy định tại Điều 206 hoặc trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch hòa giải:
– Xác định nội dung hòa giải: Những vấn đề các đương sự đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất, còn tranh chấp; Những vấn đề mấu chốt mà nếu tháo gỡ được sẽ tác động trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp giữa các đương sự;Thứ tự ưu tiên các vấn đề cần hòa giải (tùy từng trường hợp mà Thẩm phán có thể tiến hành hòa giải vấn đề có mâu thuẫn lớn trước hoặc vấn đề có mâu thuẫn nhỏ trước); Những yếu tố, điều kiện thuận lợi đối với từng đương sự để đạt đến sự thỏa thuận; Phương án tháo gỡ, giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự.
– Tình huống phát sinh và phương án xử lý tại phiên họp: Dự kiến các tình huống phát sinh và phương án xử lý đối với từng vấn đề tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi tắt là phiên họp) như: Về sự vắng mặt của đương sự; Về yêu cầu mới, yêu cầu sửa đổi, bổ sung của đương sự; Về các tài liệu, chứng cứ được cung cấp, giao nộp; Về các tình huống căng thẳng, xung đột, bất hợp tác của đương sự; Các vấn đề khác (nếu có).
– Thành phần tham gia phiên họp: Thẩm phán xác định thành phần tham gia phiên hợp như sau: Thành phần tham gia phiên họp theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; đại diện tổ chức có chuyên môn, chuyên gia về lĩnh vực tranh chấp tham gia phiên họp (nếu cần thiết); Người có uy tín, ảnh hưởng hoặc có khả năng vận động, thuyết phục các đương sự (nếu cần thiết).
– Thời gian hòa giải: Căn cứ vào tính chất, mức độ tranh chấp, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để lựa chọn thời điểm, thời gian hòa giải thích hợp đối với từng vụ án để đạt được hiệu quả hòa giải cao nhất.
Bước 3: Chuẩn bị phòng hòa giải
– Bố trí phòng hòa giải chuyên dụng hoặc phòng họp khác phù hợp với số lượng người tham gia hòa giải;
– Sắp xếp vị trí chỗ ngồi của Thẩm phán, Thư ký, các đương sự hợp lý, tạo không khí thân thiện, cởi mở: Bàn hình vuông hoặc hình chữ nhật; Thẩm phán, Thư ký ngồi cạnh nhau; phía bên phải Thẩm phán, Thư ký là chỗ ngồi của nguyên đơn; phía bên trái của Thẩm phán, Thư ký là chỗ ngồi của bị đơn; phía đối diện Thẩm phán, Thư ký là chỗ ngồi của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
– Trường hợp vụ án có đương sự là người chưa thành niên, người khuyết tật, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì bố trí phòng hòa giải phù hợp với đặc điểm về thể chất và tâm lý của họ.
Bước 4: Triệu tập thành phần tham gia phiên họp:
–
– Gửi giấy mời cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tham gia phiên họp theo Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự.
Các yêu cầu mà Thẩm phán phải thực hiện bao gồm:
– Khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán phải giải thích, phổ biến đầy đủ, khách quan các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án cho đương sự; phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, hòa giải không thành (án phí, các chi phí tố tụng khác, chi phí thi hành án) để đương sự nhận thức được tính hợp pháp trong từng yêu cầu của họ, biết những lợi ích của hòa giải thành mà không phân tích tính đúng, sai của đương sự, không tiết lộ đường lối xét xử vụ án;
– Sau khi từng đương sự, người tham gia phiên họp trình bày ý kiến theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự mà còn có nội dung chưa rõ, chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ trình bày bổ sung ngay về nội dung chưa rõ, chưa đầy đủ đó.
– Thẩm phán phân tích nội dung vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp, yêu cầu cụ thể của đương sự, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, các quy định có liên quan đến nội dung tranh chấp để đương sự tự đánh giá được phần đúng, phần sai của mình để đi đến thỏa thuận với nhau những vấn đề chưa thống nhất.
Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
– Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.