Khi các cá nhân, tổ chức đã có yêu cầu gửi tòa án nhân dân về việc giải quyết việc dân sự mà không muốn yêu cầu nữa thì cần phải làm đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Mục lục bài viết
1. Đơn rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là gì?
Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn yêu cần đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Cũng như thế, khi muốn rút lại yêu cầu giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu cũng phải gửi đơn đến Tòa án. Sau khi đã nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo hợp pháp, trong thời gian Tòa án đang xem xét các điều kiện yêu cầu và chưa thụ lý thì người yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu giải quyết việc dân sự. Đơn rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự được sử dụng phổ biến và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Đơn rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự thể hiện một phần của quyền quyết định, tự định đoạt của đương sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự. Đơn rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự được lập ra để các cá nhân, tổ chức rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự đã yêu cầu Tòa án giải quyết trước đó. Mẫu nêu rõ thông tin người rút đơn yêu cầu, nội dung vụ việc, lý do rút đơn,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người làm đơn phải ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị. Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự dùng trong mọi trường hợp mới nhất được ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN RÚT YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: ……………)(1)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)
Người rút đơn yêu cầu:(3) ……………
Địa chỉ:(4) ………………..
Số điện thoại (nếu có): ……………; Fax (nếu có):…………..
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………….
Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự(5) ………..
Nay do (6) ………………….
Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần)(7) …………….đơn yêu cầu ngày …. tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
………, ngày…. tháng…. năm…….
NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU(8)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự:
(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
Ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố
(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội);
Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó
Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam
(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;
Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
– Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu;
– Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu
Ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu
Ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu
Ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..
(7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.
(8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó;
Nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của
Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.
4. Hậu quả của rút yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Theo quy định tại Điều 363
Ngoài ra, tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu này là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Bên cạnh đó, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu;
Trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc rút yêu cẩu khởi kiện được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Bộ luật tố tụng dân sự), nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau có quy định cách thức rút đơn khác nhau và hậu quả pháp lý cũng khác nhau, đó là: giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, sau khi thụ lý vụ án, trong khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Cụ thể:
– Giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, được qui định tại điểm g, khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự: “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.” thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công thực hiện.
– Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, thì việc rút đơn khởi kiện của đương sự sẽ được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Điểm c, khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự: “Người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện”.
– Giai đoạn đang xét xử sơ thẩm thì Bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể hơn: “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút ( khoản 2 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự).
– Giai đoạn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn và nếu “bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án” (điểm b, khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự). Trong trường hợp này, tại khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự có qui định là “nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án” (theo thủ tục chung do Bộ luật tố tụng dân sự quy định).
Như vậy, qua các trường hợp nêu trên, có thể thấy chỉ một hành vi “rút đơn khởi kiện”, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án thì Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định khác nhau cho từng trường hợp cụ thể.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, trong thực tế đã có nhiều trường hợp do không biết pháp luật nên đã rút đơn khởi kiện và sau đó mất luôn quyền khởi kiện.
Về hậu quả pháp lý của rút đơn khởi kiện:
Tùy theo từng giai đoạn mà Tòa án có thể ra những quyết định phù hợp khi rút đơn khởi kiện, cụ thể:
– Khi chưa thụ lý thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
– Sau khi thụ lý rồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Khi vụ án đang được xét xử sơ thẩm, nếu rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ một phần hay toàn bộ yêu cầu của đương sự.
– Giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.