Phản ánh là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện;... Vậy phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định là gì?
- 2 2. Mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định:
- 4 4. Một số quy định về phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định:
1. Mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định là gì?
Mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định là đơn được lập ra để ghi chép về việc phản ánh cấp giấy chứng nhận không đúng quy định, mẫu đơn nêu rõ nội dung phản ánh, thông tin người làm đơn…
Đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định là văn bản được cá nhân/tổ chức sử dụng để yêu cầu chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của cá nhân/tổ chức đó nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
2. Mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm 2019
ĐƠN PHẢN ÁNH
(V/v: Cấp giấy chứng nhận không đúng quy định)
…
Kính gửi: …
Tên tôi là: … Sinh ngày: … / … / …
CMND số: … Cấp ngày: … / … / … Do: …
Hộ khẩu thường trú: …
Nơi ở hiện nay: …
Cá nhân/tổ chức bị phản ánh: … Giới tính: Nam/nữ
Chức vụ: …
Công tác tại: …
Tôi xin trình bày quý cơ quan nội dung sau: …
(Ví dụ: Ngày 02/02/2019 tôi nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm: đơn đề nghị, bản sao hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…tại bộ phận một cửa của văn phòng đăng ký đất đai)
Tuy nhiên, tới nay đã hơn 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía cơ quan. Dựa vào Khoản 2 Điều 61
Do đó, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết, có biện pháp xử lý …
Tôi cam đoan nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định:
– Phần kính gửi ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền.
– Nội dung phản ánh: phản ánh đúng, chân thực, chính xác theo trình tự
4. Một số quy định về phản ánh việc cấp giấy chứng nhận không đúng quy định:
4.1.Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đối với trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai:
Căn cứ để thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp
Nhà nước quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai khi có đủ các điều kiện sau:
1.1. Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai, có thể là:
+ Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận đã cấp không đúng diện tích đất;
+ Giấy chứng nhận đã cấp không đủ điều kiện được cấp;
+ Giấy chứng nhận đã cấp không đúng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gố sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
1.2. Người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật và có đơn đề nghị thu hồi.
1.3. Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nêu trên chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc đã chuyển quyền (đã thỏa thuận, ký hợp đồng.…) nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền tại cơ quan nhà nước theo quy định của luật đất đai (khoản 5 Điều 87
Lưu ý:
Trường hợp người sử dụng đất đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyện nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật thì không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (khoản 5 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Thiệt hại (nếu có) do việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật gây ra được xử lý theo quyết định hoặc bản án của Tòa án. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật có thể bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 206 và 207 Luật Đất đai 2013.
Trình tự, thủ tục:
Bước 1. Nộp hồ sơ
– Thành phần hồ sơ:
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10
+ Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
+ Văn bản ủy quyền của người sử dụng đất cho cá nhân khác thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đề nghị thu hồi giấy chứng nhận (nếu có).
– Người nộp hồ sơ:
Theo điểm a khoản 4 Điều 10
Trong trường hợp này, người nộp hồ sơ có thể là người sử dụng đất (người đứng tên trên Giấy chứng nhận đã cấp) hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền (ủy quyền bằng văn bản) của người đó.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tiếp nhận hồ sơ đề nghị thu hồi.
Bước 2. Tiến hành thẩm tra (điểm c khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP):
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra nội dung được phản ánh và ra kết luận bằng văn bản.
– Nếu kết luận Giấy chứng nhận đã cấp đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả hồ sơ, Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
– Nếu kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết rõ lý do.
Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.
– Trường hợp người sử dụng đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại (khoản 7 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Bước 3. Thu hồi và quản lý (điểm d khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP):
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4. Thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất (khoản 8 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP):
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
– Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật do lỗi của người sử dụng đất hoặc do cấp không đúng đối tượng thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn cho người sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận.
4.2. Thu hồi giấy chứng nhận:
Cụ thể, tại khoản 26 Điều 1 Nghị định 48/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 4, 5 Điều 87 Nghị định 43/2020/NĐ-CP như sau:
Theo đó, việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất (Giấy chứng nhận) đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai tại điểm d khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai 2013 được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp
(Nội dung bổ sung để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013)
(2) Trường hợp cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan thanh tra;
(Hiện hành, tại điểm a khoản 1 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP còn bao gồm “cơ quan điều tra”).
(3) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ờ và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai và Điều 37 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định;
(4) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai;
(5) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại (1), (2), (3) và (4) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tại thời điểm thu hồi Giấy chứng nhận;
(6) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(7) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại (2), (3), (4) thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.