Mỗi công dân đều có quyền phản ánh những vi phạm, sai phạm xảy ra. Khi viết đơn phản ánh, các công dân có thể tiết lộ thông tin cá nhân của mình hoặc không. Khi cá nhân không cung cấp thông tin trong đơn phản ánh của mình thì dùng chung tên đơn đó chính là đơn phản ánh nặc danh.
Mục lục bài viết
1. Đơn phản ánh nặc danh là gì?
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.(Khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp dân năm 2013)
Đơn phản ánh nặc danh chính là các đơn phản ánh là không rõ ai là người phản ánh, có thể dưới dạng đơn không có tên người phản ánh, đơn có tên nhưng tên giả, không có thật, đơn mang tên người khác (mạo danh) hoặc đơn có tên nhưng lại không có địa chỉ hoặc địa chỉ không rõ ràng…
Mẫu đơn phản ánh nặc danh được dùng để gửi tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, phản ánh về hành vi vi phạm của bất cứ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản,… của cá nhân, tổ chức, cơ quan,…
2. Mẫu đơn phản ánh nặc danh và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN PHẢN ÁNH NẶC DANH
(V/v: …..)
Kính gửi: …
(Vì lý do cá nhân và tránh bị quấy rối, trả thù của người bị phản ảnh nên tôi xin phép không cung cấp thông tin cá nhân của mình)
Người bị phản ánh: …. Giới tính: Nam/nữ Sinh năm:……(ghi tên, giới tính, và năm sinh của người bị phản án)
Chứng minh nhân dân: ……. Ngày cấp: …/…/… Do: …(ghi theo chứng minh nhân dân, có thể biết hoặc không biết)
Chức vụ: …(ghi chức vụ của người bị phản ánh)
Nơi công tác: …(ghi tên cơ quan mà người bị phản ánh làm việc)
Tôi xin trình bày quý cơ quan nội dung sau:
……(trình bày một số nội dung như: diễn biến cụ thể của vụ việc theo thời gian; địa điểm, khu vực, thời gian xảy ra vụ việc, người làm chứng; Nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi; Vật chứng, tài liệu..……
Do đó, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết, có biện pháp xử lý ……
Tôi cam đoan nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký rõ họ, tên)
3. Quy định về hoạt động phản ánh, kiến nghị:
Tại Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định về hoạt động phản ánh như sau:
3.1. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây: trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; nhận
Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ: nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân,
3.2. Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (Điều 25):
Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân,
Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
3.3. Phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết:
Điều 26 của Luật này quy định như sau:
Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau:
– Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý;
– Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết;
– Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo;
– Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau:
– Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết;
– Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết.
Trên đây là những quy định pháp luật về hoạt động phản ánh bình thường, tuy nhiên đối với các trường hợp phản ánh nặc danh thì thường các cá nhân nộp đến cơ quan có thẩm quyền thông qua đường bưu điện. Các cơ quan mà cá nhân có thể gửi đơn đến là trụ sở tiếp công dân.
Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại trung ương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trong những trường hợp cần thiết.
Trụ sở tiếp công dân bao gồm: trụ sở tiếp công dân ở trung ương; trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh); trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp huyện).